Dự án xử lý rác thải gần 1.700 tỉ đồng ở Huế của nhà thầu Trung Quốc có gì đặc biệt? |
Huế: Hàng trăm nghìn lốp xe cũ nuôi hàu 'bức tử' đầm Lập An |
Theo ghi nhận của Kinh tế Môi trường, dọc tuyến đường Quốc lộ 40 đi qua thôn 7, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi lên cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) những ngày này, có nhiều đoạn đường bị người dân lấn chiếm để phơi cà phê. Có nhiều đoạn bị lấn chiếm hết cả 2 làn đường, phạm vi lấn chiếm kéo dài cả hàng chục đến hàng trăm mét mặt đường. Ngày cả vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ cũng bị người dân lấn chiếm để phơi cà phê.
Người dân lấn chiếm lòng lề đường để phơi cà phê dọc tuyến đường Quốc lộ 40 đi qua thôn 7, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi lên cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum). |
Anh Hoàng Văn Hùng (trú tại thị trấn Plei Kần) bức xúc nói: “Tôi có công việc ở cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nên hàng ngày tôi thường xuyên đi qua tuyến đường Quốc lộ 40 này, việc nhiều hộ dân ở đây phơi cà phê gây cản trở rất nhiều cho người tham gia giao thông. Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều xe máy bị tai nạn, vì đi vào đoạn đường người dân phơi cà phê, do tuyến đường này có nhiều chỗ khuất tầm nhìn. Nguy hiểm nhất là buổi tối nếu không biết trước tuyến đường này nhiều chỗ phơi cà phê thì hậu quả thật khôn lường”.
Có nhiều đoạn bị lấn chiếm hết cả 2 làn đường, phạm vi lấn chiếm kéo dài cả hàng chục có nơi lên đến hàng trăm mét mặt đường. |
Theo tìm hiểu của PV, bên cạnh những hộ dân lấn chiếm lòng lề đường để phơi cà phê thì cũng có nhiều tiểu thương, lợi dụng mặt đường rộng rãi để phơi và sơ chế cà phê, có nhiều chỗ còn lấn chiếm vỉa hè làm thành điểm thu mua cà phê.
Trao đổi với PV, một số tiểu thương ở đây cho biết, chúng tôi thu mua cà phê từ các hộ dân trên địa bàn tỉnh để sơ chế và bán lại cho các thương lái, dẫu biết phơi cà phê lấn chiếm lòng đường là sai, nhưng vì sân vườn chật hẹp nên chúng tôi đành phải tận dụng 1 phần của mặt đường, để tiện cho việc phơi và chế biến cà phê tại chỗ.
Nhiều tiểu thương còn lấn chiếm vỉa hè, làm thành điểm thu mua cà phê. |
Theo như một số tiểu thương nói chỉ tận dụng một phần của mặt đường, nhưng thực tế thì có những đoạn đường hầu như đã bị phủ kín bởi cà phê. Tình trạng các tiểu thương thu mua và chế biến cà phê tại chỗ không chỉ gây mất an toàn giao thông, mà việc phơi cà phê ngày đêm giữa nắng mưa với số lượng lớn, còn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê.
Đành rằng, điều kiện sân bãi, phơi sấy cà phê của các hộ dân còn nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để phơi nông sản gây mất an toàn giao thông. Đáng nói, tình trạng trên diễn ra ngay gần trung tâm hành chính của huyện Ngọc Hồi.