Một cậu bé thu gom các chai nhựa có thể tái chế trôi dạt cùng rác thải trên vịnh biển Manila tại khu ổ chuột ở Khu phức hợp Baseco ở metro Manila, Philippines vào ngày 16/10/2017. Ảnh: Romeo Ranoco. |
Philippines, nước được xếp hạng là một trong những nước gây ô nhiễm đại dương tồi tệ nhất thế giới, có luật về chất thải rắn nhưng chưa được thực thi hiệu quả và không quy định về sản xuất bao bì.
Phát ngôn viên Salvador Panelo cho biết Tổng thống Duterte đã đề cập đến khả năng cấm nhựa trong cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu trong cuộc họp nội các gần đây.
Trả lời báo chí, ông Panelo cho biết: “Tổng thống nêu ra ý tưởng cấm sử dụng nhựa mà theo ông sẽ đòi hỏi phải có hành động lập pháp”.
Hiện có một số dự thảo luật về cấm sử dụng nhựa vẫn đang bị "treo" tại Quốc hội Philippines, tuy nhiên cho đến nay chưa một dự thảo luật nào sẽ trở thành luật chính thức.
Theo một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Georgia, Mỹ, Philippines hiện là nước đứng ba trên thế giới không có biện pháp xử lý rác thải nhựa hiệu quả, trong đó 81% lượng rác thải nhựa tự do thải ra ngoài môi trường.
Rác thải nhựa đã đạt đến tỉ lệ đáng lo ngại ở Philippines, nơi có đường bờ biển dài thứ năm trên thế giới, với số lượng vứt bỏ nhựa được sử dụng đáng kinh ngạc.
Báo cáo gần đây của một tổ chức môi trường cho thấy mỗi năm có gần 60.000 vỏ bao bì và 34 triệu túi nilon thải ra tại Philippines.
Nghiên cứu gần đây của Liên minh toàn cầu về các giải pháp thay thế lò đốt (GAIA), một tổ chức môi trường cho thấy mỗi năm tại Philippines có gần 60 tỉ vỏ bao bì và 34 tỉ túi nilon được thải ra.