Trung Quốc sẽ loại bỏ nhựa dùng một lần

Các nhà hoạch định Trung Quốc cho biết túi nhựa sẽ bị cấm ở tất cả các thành phố lớn vào cuối năm 2020.
Thành phố đầu tiên của Israel cấm đồ nhựa dùng một lần tại bãi biểnẢnh hưởng của nhựa dùng một lần đến sinh vật biển và con ngườiTích cực chuyển đổi sử dụng bao bì thân thiện với môi trường
trung quoc se loai bo nhua dung mot lan
Một công nhân Trung Quốc phân loại chai nhựa ở ngoại ô Bắc Kinh. (Ảnh: Fred Dufour / AFP / Getty Images)

Theo các nhà hoạch định Trung Quốc, quốc gia này đang tăng cường hạn chế sản xuất, bán và sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong bối cảnh đất nước này tìm cách giải quyết một trong những vấn đề môi trường lớn nhất trong nước.

Một lượng lớn chất thải nhựa không được xử lý được chôn trong các bãi rác hoặc đổ xuống sông. Liên Hợp Quốc chỉ rõ nhựa dùng một lần là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới.

Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia và Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc – nơi ban hành chính sách cho biết túi nhựa sẽ bị cấm ở tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc vào cuối năm 2020 và bị cấm ở tất cả các thành phố và thị trấn vào năm 2022. Thị trường bán sản phẩm tươi sống sẽ được miễn lệnh cấm đến năm 2025.

Các mặt hàng khác như đồ dùng bằng nhựa từ các cửa hàng thực phẩm mang đi và các gói chuyển phát nhanh bằng nhựa cũng sẽ được loại bỏ.

Đến cuối năm 2020, ngành công nghiệp nhà hàng sẽ bị cấm sử dụng ống hút nhựa dùng một lần. Đến năm 2025, các thị trấn và thành phố trên khắp Trung Quốc phải giảm 30% mức tiêu thụ các mặt hàng nhựa dùng một lần trong ngành nhà hàng.

Một số khu vực và lĩnh vực cũng sẽ phải đối mặt với các hạn chế trong sản xuất và bán các sản phẩm nhựa, mặc dù vẫn chưa rõ khu vực địa lý nào.

Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu tất cả rác thải nhựa và sử dụng chất thải nhựa y tế trong sản xuất nhựa.

Việc sản xuất và bán túi nhựa dày chưa đến 0,025mm sẽ bị cấm, vì màng nhựa sẽ dày dưới 0,01mm dùng trong nông nghiệp.

Trung Quốc đã tăng tốc độ tái chế và đang xây dựng hàng chục cơ sở sử dụng tài nguyên toàn diện để đảm bảo nhiều sản phẩm được tái sử dụng nhằm chống lãng phí.

Theo Mai Đan/TN&MT