TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trao chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh” cho chùa Cao Linh

Ngày 10/03/2019, Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức chương trình: “Trồng cây Xuân Kỷ Hợi 2019” và trao tặng chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh” tại chùa Cao Linh (xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng).

Sáng 10/3/2019, Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức đoàn hành hương về đất Phật do Chủ tịch TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam – PGS.TS Trương Mạnh Tiến làm trưởng đoàn. Đoàn đã đến viếng thăm chùa Cao Linh (xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng).

tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Chùa Cao Linh – nơi đất Phật bình an

Tại đây, đoàn đã tổ chức trồng cây bồ đề kỷ niệm tại Chùa. PGS.TS Trương Mạnh Tiến – Chủ tịch TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết, cây bồ đề có giá trị tinh thần rất to lớn với Phật giáo, cây bồ đề được trồng tại chùa Cao Linh có nguồn gốc từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, tức nơi Phật Thích Ca thành đạo tại Ấn Độ. Đến nay, TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã tổ chức trồng cây bồ đề có nguồn gốc đất Phật tại hơn 10 đền chùa, trong đó nổi bật phải kể đến những gốc bồ đề được trồng tại Đền Hùng hay tại đảo Trường Sa xa xôi.

tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Cây bồ đề có nguồn gốc từ đất Phật Ấn Độ được trồng tại chùa Cao Linh
tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Chủ tịch TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam – PGS.TS Trương Mạnh Tiến trồng cây tại chùa
tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Chủ tịch TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam – PGS.TS Trương Mạnh Tiến cùng đại sư Thích Tuệ Long bên cây bồ đề có nguồn gốc từ đất Phật

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam – PGS.TS Trương Mạnh Tiến đại diện Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã tổ chức buổi lễ trao chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh” cho chùa Cao Linh. Phát biểu tại buổi lễ, đại sư Thích Long Tuệ cho biết nhà chùa rất vinh dự đón nhận chứng nhận của Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trao tặng, Chùa sẽ phát huy hơn nữa tinh thần Phật giáo chân chính được thiết lập trên phương diện mở rộng lòng Từ bi hỷ xả nói ít làm nhiều và dứt khoát không truyền bá mê tín dị đoan.

tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Chủ tịch TƯ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam – PGS.TS Trương Mạnh Tiến trao tặng chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh” cho chùa Cao Linh
tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Đoàn hành hương về đất Phật do TƯ hội Kinh tê Môi trường Việt Nam tổ chức

Trong buổi sáng 10/3, chùa Cao Linh cũng đã tổ chức buổi thuyết pháp và làm lễ cầu an cho tất cả thành viên trong Đoàn hành hương về đất Phật.

tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Đại sư Thích Tuệ Long chủ trì buổi lễ cầu an tại chùa.
tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Lễ cầu an tại chùa Cao Linh của Đoàn hành hương về đất Phật do hội Kinh tế Môi trường Viêt Nam tổ chức

Chùa Cao Linh với diện tích 49.0002, nằm ở phía tây cửa ngõ của thành phố, giữa một vùng đất cao ráo rộng lớn, thuộc địa bàn trang Hà Liên, nay là thôn Bắc Hà xã Bắc Sơn – huyện An Dương – thành phố Hải Phòng, cách trung tâm khoảng chừng 12km, trước mặt là quốc lộ 10 nối liền giữa các Tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình, phía sau là đường 5 nối liền giữa Hải Phòng – Hải Dương và Thủ Đô Hà Nội .

Đến nay, Chùa Cao Linh đã có lịch sử hơn 300 năm. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi cất dấu nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh, dự trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cũng trong giai đoạn này, Năm 1947 chùa bị giặc Pháp đốt mất 20 gian nhà gồm nhà tổ và các nhà phụ xung quan, nhằm triệt phá nơi dự trữ lương thực của bộ đội ta.

Từ năm 1967 đến năm 1975 đơn vị Phòng không Pháo Cao Xạ đã dùng chùa làm nơi đắp ụ pháo bắn máy bay Mĩ. Chùa còn là nơi chứa cất đạn dược, tám trú đóng quân của các đơn vị bộ đội khi hành quân ngang qua đây. Trải qua ba thế hệ trụ trì, chiến tranh loạn lạc, sau khi Hòa Thượng Thích Thanh Sự viên tịch năm 1980, kể từ đó chùa không có tăng ni kế tiếp trụ trì hoằng dương Phật Pháp. Chùa càng xuống cấp nghiêm trọng, cho đến năm 2001 Thượng Tọa Thích Thanh Giác, phó trưởng ban trị sự Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng, trụ trì chùa Phổ Chiếu – Thành phố Hải Phòng về kiêm nhiệm trụ trì chùa Cao Linh.

Thượng Tọa đã cùng chính quyền Phật tử nhân dân địa phương, vạch ra kế hoạch trùng tu lại ngôi Bảo Điện, ngôi bảo điện đã được chuyển từ hướng Tây sang hướng Nam theo vị trí như hiện nay. Cuối năm 2006, Đại Đức Thích Giác Nghiên là đệ tử của Thượng Tọa Thích Thanh Giác sau khi hoàn tất học nghiệp về nước. Được sự đồng ý nhất trí của các cấp chính quyền, Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng đã bổ nhiệm Đại Đức Thích Giác Nghiên về trụ trì hoằng dương Phật Pháp tại nơi đây cho đến ngày nay.

tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Một góc khuôn viên tại chùa Cao Linh
tu hoi kinh te moi truong viet nam trao chung nhan ngoi chua xanh cho chua cao linh
Đường về nơi đất Phật bình an

Kế tiếp bước chân của chư Tổ và của Thầy, Đại Đức đã cùng với chính quyền nhân dân địa phương và thập phương tiếp tục xây dựng Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và các công trình khác mà Hòa Thượng Tôn Sư giao phó. Với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật Giáo, trong tương lai chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố, là điểm tham quan du lịch của các du khách trong và ngoài nước, và cũng là điểm nhấn nổi bật trong toàn cảnh khu danh thắng du lịch nổi tiếng Núi Voi .

Trần Giang
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết