Vai trò quan trọng của 'lá phổi xanh đại dương' với biến đổi khí hậu

Thực vật phù du đóng một vai trò quan trọng trong sinh học và khí hậu đại dương. Ngay cả những thay đổi nhỏ của lượng thực vật phù du trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.
Rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá trong đại dương vào năm 2050Lượng khí thải CO2 giảm kỷ lục do ảnh hưởng của dịch Covid-19Biến đổi khí hậu: 2019 là năm nóng kỷ lục của các đại dương
vai tro quan trong cua la phoi xanh dai duong voi bien doi khi hau
Hình ảnh tảo - một loại thực vật phù du đang phát triển và nở hoa. Quá trình này hấp thụ CO2 trong bầu khí quyển. (Ảnh: ESA)

Sinh vật sản xuất sơ cấp (thực vật phù du) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những loài sinh vật tổng hợp vật liệu hữu cơ từ CO2 và nước, cùng với ánh sáng mặt trời, thông qua quá trình quang hợp. Thực vật phù du trong các hệ thống thủy sinh đóng một vai trò quan trọng trong chu trình carbon toàn cầu bằng cách hấp thụ CO2 ở quy mô tương đương với thực vật trên cạn.

Ngay cả những thay đổi nhỏ của lượng thực vật phù du trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ CO2 trong bầu khí quyển, cũng như ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và đánh bắt thủy hải sản.

Khi bề mặt đại dương ấm lên do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, số lượng thực vật phù du sẽ thay đổi. Các nhà khoa học cho rằng cần phải có hệ thống theo dõi sự phát triển của các thực vật phù du bởi đây cơ sở để cung cấp cái nhìn toàn cầu về thực vật phù du và vai trò của chúng. Từ đó, có những phương án tốt hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong một bài báo gần đây được xuất bản trên Tạp chí khoa học Remote Sensing, các một nhóm nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) để nghiên cứu các mô hình phát triển dài hạn của thực vật phù du và tính biến thiên liên tục của nó. Kết hợp dữ liệu vệ tinh với các phép đo tại chỗ, họ đã đánh giá sự thay đổi của số lượng thực vật phù du hàng năm trên toàn cầu từ năm 1998-2018.

Qua đó, họ phát hiện ra rằng số lượng thực vật phù du trên toàn cầu dao động khoảng 38 - 42 gigaton mỗi năm. Họ cũng quan sát thấy sự khác biệt về số lượng giữa các khu vực. Cụ thể, số lượng lớn thực vật phù du tập trung ở các khu vực ven biển.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng số lượng thực vật phù du tăng hay giảm gắn liền với các hiện tượng thời tiết của Trái đất - như ElNino, lưỡng cực Ấn Độ Dương hay dao động Bắc Đại Tây Dương.

Gemma Kulk - nhà nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth, tác giả chính của báo cáo nói rằng: "Mọi người đều biết đến tầm quan trọng của rừng nhiệt đới và thảm thực vật - chúng là "lá phổi" của Trái đất, hấp thụ CO2 từ khí quyển. Nhưng tầm quan trọng của các đại dương nói chung và thực vật phù du nói riêng trong việc hấp thụ CO2 thì lại chưa được biết đến rộng rãi mặc dù chúng có vai trò quan trọng như nhau".

Việc quan sát và xác định số lượng của thực vật phù du trong thời gian dài sẽ giúp các nhà khoa học có cơ sở để dự đoán bất kỳ xu hướng nào liên quan đến sự thay đổi của khí hậu.

vai tro quan trong cua la phoi xanh dai duong voi bien doi khi hau
Bản đồ mô tả sự phát triển của các sinh vật phù du trên thế giới trong năm 2018. (Ảnh: ESA)

Shubha Sathyendranath - nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth, đồng tác giả của báo cáo cho biết: "Chúng tôi có một hồ sơ thực nghiệm về phản ứng của quần xã sinh vật đại dương đối với những thay đổi của khí hậu. Từ điều này, chúng ta có thể phát triển các mô hình đáng tin cậy giúp chúng ta dự đoán chính xác sự thay đổi để thích ứng với các tác động của một thế giới đang thay đổi".

Báo cáo nêu trên là một chương trình nghiên cứu và phát triển các phép đo từ nhiều vệ tinh để tạo ra chuỗi thời gian toàn cầu nhìn vào 21 thành phần chính của hệ thống khí hậu. Trải qua nhiều thập kỷ, những hồ sơ dữ liệu dài hạn này cho phép các nhà khoa học xác định xu hướng khí hậu, phát triển và thử nghiệm các mô hình khí hậu Trái đất dự đoán sự thay đổi trong tương lai.

Quang Huy
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường