Theo Nghị quyết 53 mới ban hành, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp Việt Nam vào nhóm 15 quốc gia phát triển nhất thế giới vào năm 2030, riêng chế biến nông sản nằm trong nhóm 10. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến sâu và logistics của thương mại nông sản toàn cầu.
Hiện nay, Việt Nam đã đảm bảo được vững chắc an ninh lương thực quốc gia và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao |
Chính phủ đánh giá tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp thời gian qua không ngừng cải thiện nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có. Cụ thể, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn ở dạng hộ gia đình với hơn 9,2 triệu hộ quy mô rất nhỏ, năng suất thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực.
Do đó, Nghị quyết 53 đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trong giai đoạn này đạt sẽ 3% và kim ngạch xuất khẩu đạt 6-8% mỗi năm. Đến năm 2030 sẽ có 80.000-100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó khoảng 3.000-4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn.
Nghị quyết hướng đến năm 2030 phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ của nông nghiệp Việt Nam không bền vững, số doanh nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít trong khi rào cản kỹ thuật để thâm nhập thị trường quốc tế ngày càng khắt khe.
Việt Nam xác định, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cả các thủ tục hành chính, cắt giảm các rào cản về điều kiện kinh doanh nông nghiệp; phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp; đổi mới cơ thé hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước chủ động được thị trường.