WHO khuyến cáo đối với hành khách quốc tế về bệnh sởi

Trước tình hình bệnh sởi có xu hướng lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đối với mọi người nhằm ngăn ngừa sự lây lan.
Xuất hiện 2 trường hợp đầu tiên phản ứng vắc xin ComBE Five tại TP.HCM5 nguyên tắc "vàng" của WHO về an toàn thực phẩmBệnh sởi và cách phòng ngừa
who khuyen cao doi voi hanh khach quoc te ve benh soi
Khi mắc bệnh nếu như bệnh nhân không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus sởi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận.

Sau đó, virus vào máu. Từ máu, theo các bạch cầu, virus đến các phủ tạng gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng lâm sàng thời kỳ toàn phát. Từ khoảng ngày thứ 2 - 3 từ khi mọc ban, cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì virus bị loại khỏi máu, bệnh chuyển sang thời kỳ lui bệnh.

Triệu chứng ban đầu của sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ 10-12 ngày sau khi phơi nhiễm và kéo dài từ 4-7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và những hạt nhỏ màu trắng bên trong vùng má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu. Sau vài ngày bắt đầu nổi ban, thường ở vùng mặt và phía trên cổ. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến sởi là do các biến chứng của bệnh bao gồm cả mù mắt, viêm não, tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa hoặc viêm phổi.

Năm 2017, bệnh sởi là nguyên nhân của khoảng 110.000 trường hợp tử vong. Kể cả tại các quốc gia có thu nhập cao, các trường hợp biến chứng chiếm tới 1/4 trong số các bệnh nhân nhập viện và có thể dẫn tới những di chứng lâu dài, từ tổn thương não, mù mắt tới mất khả năng nghe.

Biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh sởi là tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi, vắc-xin này thường được phối hợp với vắc-xin quai bị và rubella.

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ khách du lịch quốc tế

who khuyen cao doi voi hanh khach quoc te ve benh soi
WHO khuyến nghị tất cả các hành khách nên tiêm vắc-xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành - Ảnh minh họa

Bệnh sởi lây lan khi ho và chảy nước mũi, họng, tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trong vòng 2 giờ, virus vẫn hoạt động và có khả năng lây nhiễm trong không khí hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban.

Trẻ em chưa được tiêm vắc-xin sởi có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh sởi và các biến chứng. Bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi (ví dụ người chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng sởi) đều có thể bị mắc bệnh.

Khuyến cáo khách quốc tế để ngăn ngừa lây lan bệnh sởi

- Những ổ dịch sởi gần đây cho thấy rõ những khoảng trống trong việc chống lại dịch bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn. Tất cả các hành khách quốc tế nên kiểm tra tình trạng tiêm chủng để đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi.

- Những người chưa chắc chắn về tình trạng tiêm vắc-xin sởi nên được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin sởi. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tất cả các hành khách nên tiêm vắc-xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành.

- Vắc-xin sởi có thể được tiêm cùng thời điểm với các loại vắc-xin khác như vắc-xin sốt vàng.

- Tất cả các hành khách nên nhận hướng dẫn từ các cán bộ y tế và ý thức về nguy cơ nhiễm bệnh sởi, sự lây truyền và triệu chứng của bệnh sởi.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường