Xuất nhập khẩu song phương Thuỵ Sĩ - Việt Nam đạt trên 2 tỉ USD

Tổng kim ngạch thương mại song phương 7 tháng đầu năm 2019 giữa Việt Nam và Thụy Sĩ đạt 2,037,544,763 Franc (CHF) Thụy Sĩ (trên 2 tỉ USD). Tăng cả về xuất khẩu và nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung QuốcXuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 337,22 tỉ USD trong 8 thángViệt Nam xuất siêu 3,4 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thụy Sĩ hiện nay là: hàng thủy sản, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nhiều hàng hóa khác.

Xuất nhập khẩu song phương Thuỵ Sĩ - Việt Nam đạt trên 2 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm. Ảnh minh họa.

Theo nguồn số liệu xuất nhập khẩu (XNK) của Hải quan Thụy Sĩ, số liệu kim ngạch XNK 7 tháng đầu năm 2019 giữa Việt Nam và Thụy Sĩ có sự tăng trưởng mạnh.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,581,512,516 Franc, tăng hơn 500 triệu Franc (32%) so cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu đạt 456,032,247 Franc, tăng trên 22%.

Tổng kim ngạch thương mại song phương 7 tháng đầu năm 2019 giữa Việt Nam và Thụy Sĩ đạt 2,037,544,763 Franc (CHF) Thụy Sỹ (trên 2 tỉ USD).

Các mặt hàng máy móc, tiết bị, đồ trang sức và kim loại quý, da giày, dệt may và thuỷ sản là các nhóm tăng xuất khẩu sang Thuỵ Sĩ mạnh trong Quý 2 - Quý 3/2019

Ước tổng kim ngạch XNK cả năm 2019 đạt từ 2,7 - 2,9 tỉ Franc, ước tăng khoảng 30-35% so với năm 2018.

Bảng Kim ngạch XNK 7 tháng đầu năm 2019 giữa Việt Nam và Thụy Sĩ. Nguồn: Bộ Công thương.

Đặc điểm của thị trường Thụy Sĩ là hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính nhân văn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải nghiêm túc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và tuyệt đối không xử dụng lao động trẻ em trong các dây chuyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.

Theo số liệu của Hải quan Thụy Sĩ, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Thụy Sĩ và Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây đạt hơn 7,9 tỉ Franc Thụy Sĩ (CHF), trong đó Việt Nam là nước xuất siêu. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều các năm 2013 - 2015 đạt trung bình hơn 1 tỉ CHF thì đến 2016 - 2017 tăng lên 2 tỉ CHF.

Thụy Sĩ là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ ba tại Việt Nam với tổng vốn FDI đạt gần 2 tỉ USD. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Chính phủ Thụy Sĩ cam kết viện trợ 90 triệu Franc vốn ODA cho Việt Nam.

Trong thời gian qua, Việt Nam và Thụy Sĩ tích cực phối hợp trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Francophonie. Thụy Sĩ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Việt Nam ủng hộ Thụy Sĩ ứng cử viên vào Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2023 - 2024. Cơ chế tham khảo chính trị và nhân quyền cấp vụ trưởng của hai Bộ Ngoại giao được tiến hành đều đặn hàng năm.

Theo thông tin cập nhật tháng 9/2019 về kinh tế Thuỵ Sĩ, đầu tư trực tiếp của các công ty Thụy Sĩ vào các cơ sở sản xuất, phân phối và nghiên cứu ở nước ngoài đứng ở mức 1.000 tỉ CHF. So với các nước khác, Thụy Sĩ duy trì mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tương đối cao.

Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài cũng đáng chú ý trong viễn cảnh lịch sử, vì vốn thông qua các khoản đầu tư của Thụy Sĩ ở nước ngoài đã tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2000.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết