10 điểm mới của Luật Tài nguyên nước

Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương, Phó trưởng phòng Lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã trình bày tại hội thảo 10 điểm mới của Luật Tài nguyên nước.
Hội thảo Một số vấn đề quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nayTuần lễ Nước Việt Nam mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành tài nguyên nướcPhục hồi nguồn tài nguyên nước tại các lưu vực sông trọng điểm của Việt Nam

Tại Hội thảo “Một số vấn đề quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" sáng nay (2/12), Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương, Phó trưởng phòng Lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã trình bày tại hội thảo 10 điểm mới của Luật Tài nguyên nước như sau:

1. Phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước. Hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực.

10 điểm mới của Luật Tài nguyên nước - Ảnh 1
Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương, Phó trưởng phòng Lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại Hội thảo.

2. Bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

3. Đẩy mạnh xã hội hoá theo hướng những việc gì doanh nghiệp có thể làm được thì giao cho doanh nghiệp thực hiện, giảm nguồn lực đầu tư của nhà nước.

4. Quy định rõ các nguồn lực để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn nước; làm rõ các hoạt động ưu tiên xã hội hoá, chính sách xã hội hoá trong bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Với quan điểm là phát triển kinh tế gắn liền với việc ’’đầu tư lại’’ trong công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, cải tạo cảnh quan, bảo tồn giá trị của hệ sinh thái liên quan đến nước.

5. Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế

6. Bổ sung quy định về đối tượng và nội dung về thu trữ nước mưa

7. Bổ sung, cập nhật quy định theo hướng kiểm soát toàn diện các hoạt động có ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước, ổn định lòng, bờ, bãi sông

8. Phân vùng chức năng nguồn nước, dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất; trách nhiệm giám sát và kết nối dữ liệu giám sát của tổ chức, cá nhân

9. Xác định các vùng, tiểu lưu vực, nguồn nước phải lập kế hoạch chi tiết sử dụng nước

10. Quy định trách nhiệm của Bộ TNMT, các Bộ, ngành địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện xây dựng kịch bản ứng phó, điều hoà, phân bổ nguồn nước khi xảy ra hạn hán thiếu nước.

Sáng 2/12, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) sẽ tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án Chung tay Hành động bảo vệ nguồn nước (CAWACON) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Hội thảo có sự tham gia của cơ quan soạn thảo, các cơ quan quản lý về tài nguyên, các hội khoa học chuyên ngành liên quan đến tài nguyên nước, các viện nghiên cứu và trường đại học và đặc biệt là các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tài nguyên nước.

PV