Anh kêu gọi Ngân hàng Thế giới đầu tư hơn vào giải quyết khủng hoảng khí hậu

Vương quốc Anh ủng hộ quỹ của Ngân hàng Thế giới (WB) để giúp các nước nghèo tiến hành cải cách để có thêm kinh phí giải quyết khủng hoảng khí hậu, cải thiện bình đẳng giới và đảm bảo các quốc gia dễ bị tổn thương có thể trả nợ.
Cần đẩy mạnh hơn việc giải quyết ô nhiễm không khí ở châu ÂuKhủng hoảng nước sạch - Cái sảy nảy cái ungKhủng hoảng rác
anh keu goi ngan hang the gioi dau tu hon vao giai quyet khung hoang khi hau
Đình công vì hạn hán ở Gunnedah, New South Wales, Úc. Ảnh: David Gray / Getty Images.

Phát biểu tại Washington, Mỹ, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Alok Sharma cho biết, quy mô đóng góp của Vương quốc Anh cho khoản vay ưu đãi của WB cho các nước kém phát triển nhất thế giới sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận chống đói tập trung hơn.

WB hiện đang tìm kiếm sự đóng góp từ các quốc gia giàu có cho việc bổ sung Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) lần thứ 19, nơi cung cấp các khoản vay và trợ cấp mềm cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính.

Anh là một trong số ít các quốc gia đáp ứng mục tiêu của Liên Hợp Quốc về việc chi 0,7% thu nhập quốc gia cho hỗ trợ phát triển, và quy mô của ngân sách viện trợ cho thấy đây là nhà tài trợ lớn nhất cho IDA 18 - 75 tỉ USD trong ba năm trong vòng tài trợ hết hạn vào năm 2020.

Sharma cho biết ông sẽ sử dụng “đòn bẩy” của Anh để đảm bảo thay đổi. Trong một cuộc họp với Malpass trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của WB tại Washington, Sharma cho rằng cần hành động để đạt được các mục tiêu sau: Tăng cường hỗ trợ tài chính của WB để giải quyết khủng hoảng khí hậu, bao gồm giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất kiên cường hơn và chuẩn bị cho các thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra; bảo tồn đa dạng sinh học và đầu tư vào các giải pháp dựa trên thiên nhiên có nhiều đổi mới như trồng rừng; tập trung huy động đầu tư khu vực tư nhân cho các nước nghèo nhất và ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng xanh, chất lượng, tạo thành xương sống của tăng trưởng kinh tế.

Sharma cũng nhấn mạnh các mục tiêu sau: Mang lại sự cải thiện trong minh bạch và bền vững về nợ thông qua việc cân bằng nhu cầu tài chính với các giới hạn về số lượng các nước đang vay từ các nguồn khác nhau trước khi Hiệp hội Phát triển Quốc tế đồng ý cho vay nhiều hơn; cung cấp thêm kinh phí và tăng cường nhân viên của WB có trụ sở tại các quốc gia “mong manh” và xung đột; cải thiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, đảm bảo trẻ em gái có thể đến trường và luật pháp mạnh mẽ hơn chống báo lực về cơ sở giới.

Sharma cho biết: “Vương quốc Anh đang dẫn đầu xây dựng nền kinh tế bền vững. Tham vọng của tôi là trong vòng 10 năm, các quốc gia đối tác của chúng tôi sẽ tăng nguồn lực gấp 10 lần thông qua đầu tư của khu vực tư nhân và doanh thu thuế của chính họ so với nhận được từ viện trợ của Vương quốc Anh.

“Để đáp ứng được thách thức này, WB phải ưu tiên chống biến đổi khí hậu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng, cải thiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái và đưa ra một huyết mạch cho những người sống trong các khu vực xung đột” – Sharma nhấn mạnh.

Phát ngôn viên của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Vương quốc Anh cho IDA. Gói chính sách được đề xuất trong IDA 19 sẽ hướng thêm tài trợ cho những người trong các khu vực mong manh và bị ảnh hưởng bởi xung đột, đồng thời tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với các dự án có lợi cho khí hậu và thúc đẩy sự hòa nhập hơn nữa, chẳng hạn như về giới và người khuyết tật”.

Theo (Mai Đan/TN&MT)