Bàn giao 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Ngày 9/7, Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức buổi họp về việc bàn giao nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý 12 dự án yếu kém thuộc ngành Công Thương.
Thua lỗ, Vicem xin bán tháp nghìn tỉ "bỏ hoang" để thu hồi vốnNăm 2020, xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ nghìn tỉVEAM rót hàng nghìn tỉ đồng vào nhà máy ôtô thua lỗ

Theo thông báo tại cuộc họp, Bộ Công Thương đã hoàn tất bàn giao việc xử lý 12 dự án thua lỗ sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

12 dự án thua lỗ nghìn tỉ thuộc ngành Công Thương được "điểm danh" từ cuối năm 2016, trong số này có 5 dự án thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)... Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo để xử lý các dự án này, với nguyên tắc không đổ thêm tiền Nhà nước để cứu các dự án.

Sau khi hoàn tất bàn giao, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có điều kiện thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty đã được chuyển giao từ Bộ Công Thương.

Đây được đánh giá là bước kiện toàn nhằm tạo sự thống nhất và hiệu quả trong việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện các phương án xử lý các dự án thua lỗ theo đề án chung của Chính phủ.

12 du an nghin ty thua lo cua nganh cong thuong gio ra sao
Việc xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã được chuyển giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trước đó, năm 2018, Bộ Công Thương đã bàn giao quyền đại diện sở hữu Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ cho hay, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động kinh doanh bước đầu có lãi, một nhà máy đang được xem xét để đưa ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp thua lỗ (là Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng);

4 dự án còn lại tiếp tục hoạt động và tiếp tục giảm dần lỗ. Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại và 1 dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động lại nhà máy.

Trần Giang (T/h)
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết