Băng Bắc Cực đang tan nhanh khủng khiếp: 11 tỉ tấn/ngày

Với tốc độ tan nhanh như hiện nay khoảng 11 tỉ tấn/ngày, các nhà khoa học lo ngại chẳng mấy chốc đảo quốc bắc cực Greenland sẽ tan chảy hết. Mực nước biển có thể tăng lên 6,5m, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều vùng đất sẽ bị xoá sổ.
Băng tan tại Nam Cực khiến nước biển có nguy cơ dâng cao nửa métTrái đất sẽ thế nào nếu tất cả băng tan chảy?Băng "vĩnh cửu" tan sớm 70 năm do biến đổi khí hậu

Theo dữ liệu từ Cổng thông tin Địa cực (Polar Portal), một website thuộc quản lý của các Viện nghiên cứu địa cực Đan Mạch và Trung tâm quốc gia về dữ liệu băng tuyết, các tảng băng tại Greenland (một đảo quốc Bắc cực tự trị thuộc vương quốc Đan Mạch) đang tan với tốc độ nhanh chóng mặt. Cụ thể, mỗi ngày Greenland mất đi 11 tỉ tấn băng tan trôi ra ngoài đại dương. Khối lượng này tương đương với thể tích của 4.4 triệu bể bơi Olympic.

bang bac cuc dang tan nhanh khung khiep 11 ti tanngay
Dải băng ở Greenland là dải băng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau dải băng Nam Cực.

“Chỉ trong vòng 1 tháng, từ ngày 1 đến 31/7/2019, băng ở Greenland đã tan 197 tỉ tấn”, chuyên gia khí hậu của Viện Khí tượng Đan Mạch - bà Ruth Mottram chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Twitter. Khối lượng băng tan này tương đương với thể tích của 88 triệu bể bơi Olympic.

Thời điểm tháng 7 vừa qua được ghi nhận là có nền nhiệt độ trung bình cao nhất trong lịch sử. Bà Mottram phát biểu trên tờ USA Today rằng, làn sóng nhiệt quét qua châu Âu hồi tháng 7 vừa qua đã di chuyển tới Greenland, khiến băng của khu vực này tan nhanh.

“Các vùng tan chảy đang lan rộng do ảnh hưởng của khối không khí nóng từ châu Âu di chuyển sang, tuy nhiên băng tan cũng là hệ quả của thời tiết ấm và hanh khô kéo dài từ hồi tháng 5 đến nay”, bà Mottram nhận định.

Mùa băng tan ở Bắc Cực thường kéo dài đến cuối tháng 8, bà Mottram cho rằng những tảng băng ở Greenland sẽ tiếp tục tan chảy trong tháng này.

“Nếu chúng ta vẫn bình chân như vại, Greenland sẽ tan hết”, PGS Andy Aschwanden, Viện Địa Vật lý, Đại học Alaska Fairbanks đưa ra cảnh báo trong một nghiên cứu của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ).

“Những gì chúng ta đang làm với khí thải, chỉ trong tương lai gần sẽ có tác động dài hạn đến dải băng Greenland. Băng tan cũng đồng nghĩa với mực nước biển dâng, cuộc sống con người biến động”, PGS Andy nói.

Cứ mỗi lần mực nước biển dâng, các cơn bão lại được tiếp thêm sức mạnh để dễ dàng nhấn chìm các công trình xây dựng.

bang bac cuc dang tan nhanh khung khiep 11 ti tanngay
Với tốc độ tan 11 tỷ tấn/ngày mà chúng ta vẫn “bình chân như vại”, các nhà khoa học lo ngại Greenland sẽ tan chảy hết

Giáo sư Đại vật lý Trường ĐH Columbia – Marco Tedesco cho biết mực nước biển dâng, đại dương bị axit hoá, nước ấm dần, cùng với nước dâng do bão và những cơn mưa nặng hạt do băng tan chảy sẽ tạo ra “công thức hoàn hảo” để phá hoại kinh tế - xã hội các vùng ven biển.

“Chúng có sức mạnh tàn phá ghê gớm tới đời sống, kinh tế của con người, từ nhà cửa đến cơ sở hạ tầng”, Giáo sư Marco nhận định.

Lịch sử đã chứng minh hệ luỵ khủng khiếp này. Siêu bão Sandy năm 2012 đã khiến Metropolitan Transportation Agency (Cơ quan quản lý giao thông vận tải ở các thành phố trung tâm của Mỹ) mất 5 tỉ đô la thu nhập, vừa ước tính thiệt hại hàng chục triệu đô la do hệ thống đường ray Metro-North bị tàn phá. Khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra vẫn đang diễn ra dù 7 năm đã trôi qua.

Theo các nhà khoa học thuộc UCAR Center for Science Education, nếu dải băng Greenland tan chảy hoặc trôi ra ngoài đại dương, mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 6,5m.

Một nghiên cứu của Viện khí tượng Max Planck chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa khí thải CO2 và băng tan. Theo đó, cứ mỗi tấn CO2 được thải ra thì một khối băng 3m2 sẽ tan chảy. Nếu ngừng giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính, các khối băng ở địa cực sẽ định hình ngay lập tức.

“Nếu chúng ta có thể cắt giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính ngay trong năm tới thì tốc độ băng tan sẽ chậm hơn 2 lần so với tốc độ hiện tại”, Dirk Notz, tác giả của nghiên cứu trên nhận định.

Kim Minh
Theo (USA Today)