Biến đổi khí hậu có thể khiến gấu Bắc Cực tuyệt chủng vào năm 2100

Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi lớn môi trường sống của loài gấu Bắc cực, khiến cho loài động vật ăn thịt lớn nhất thế giới có thể tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
Biến đổi khí hậu có thể là cơ hội cho đa dạng sinh học phát triểnBiến đổi khí hậu khiến 'tuyết xanh' bao phủ Nam CựcBiến đổi khí hậu đang khiến Bắc Cực trở nên 'xanh' hơn
bien doi khi hau co the khien gau bac cuc tuyet chung vao nam 2100
Băng biển đang suy giảm ở Bắc Cực cả về độ dày và mức độ.

Trong một nghiên cứu công bố ngày 20/7 trên tạp chí Nature Climate Change, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng số lượng gấu Bắc Cực giảm sút tại nhiều khu vực. Và biến đổi khí hậu đang gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài gấu này.

Theo đó, trái đất nóng lên khiến những tảng băng ở Bắc Cực dần biết mất, điều này khiến gấu Bắc Cực bị chia cách khỏi nguồn cung cấp thức ăn trong khoảng thời gian dài hơn so với thông thường. Nhịn ăn kéo dài sẽ khiến các cá thể gấu mẹ gặp khó khăn trong việc sinh sản và nuôi con, đồng thời giảm khả năng sống sót của các cá thể gấu con. Và hệ lụy sau cuối sẽ là sự tuyệt chủng của loài gấu Bắc Cực.

bien doi khi hau co the khien gau bac cuc tuyet chung vao nam 2100
Gấu Bắc cực cần tích đủ lớp mỡ để nuôi con.

Ước tính số lượng gấu Bắc Cực trên toàn cầu hiện tại khoảng 26.000 con. Con số này giảm nghiêm trọng. Ở vùng biển Beaufort Sea (Canada), số lượng gấu Bắc Cực giảm 25-50% trong hơn 50 năm. Tại vịnh Hudson (Canada), quần thể gấu cũng đã giảm 30% số lượng kể từ năm 1987.Bắc Cực đang là nơi có tốc độ nóng lên gấp đôi so với toàn hành tinh. Trong khi đó, Gấu Bắc Cực đã và đang bị suy giảm trong vòng 80 năm qua với tốc độ phi mã.

Steven Amstrup - người đề xướng thực hiện nghiên cứu này và cũng là nhà khoa học trưởng của Tổ chức Gấu Bắc Cực quốc tế cho biết, vào năm 2100, gấu Bắc Cực sẽ không thể sinh con ở mọi nơi ngoại trừ quần thể gấu trên quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, thuộc quần đảo Bắc Cực của Canada.

Chủ nhiệm nghiên cứu, ông Peter Molnar, Giáo sư trường Đại học Toronto, cho biết để đưa ra con số dự báo cụ thể trên, các nhà nghiên cứu đã tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể của loài gấu này, cụ thể là lượng mỡ trong cơ thể của chúng.

Thông thường, ngoài bộ lông có tác dụng ngụy trang và không thấm nước, gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày 10 cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới -40 độ C. Trong những nơi mùa Đông lạnh và khó tìm kiếm thức ăn hơn, gấu Bắc Cực đều ngủ Đông. Theo đó, nhịp tim của chúng giảm từ 70 lần/phút xuống còn 8 lần/phút, với thân nhiệt ở mức bình thường.

Nghiên cứu nêu ví dụ điển hình, trọng lượng của một con gấu đực tại vịnh West Hudson hiện thấp hơn 20% so với trọng lượng cơ thể bình thường của chúng. Do đó, năng lượng tích trữ trong cơ thể con gấu này chỉ đủ duy trì sự sống của nó trong 125 ngày, thay vì 200 ngày. Những gấu con khi được sinh ra bị ảnh hưởng hơn cả khi gấu mẹ không đủ "mập" để có sữa cho chúng.

Những dự báo về nguy cơ đe dọa loài gấu trắng Bắc Cực đã buộc các nhà chuyên môn đưa ra những giải pháp thay thế như chương trình nhân giống nuôi nhốt hoặc sử dụng máy bay đưa chúng tới Nam Cực.

Tuy nhiên, trên thực tế không có phương pháp nào có thể giúp bảo tồn loài gấu Bắc Cực một cách bền vững ngoại trừ việc giữ được môi trường sống cho loài động vật này, thúc đẩy các giải pháp ngăn chặn tình trạng Trái đất ấm lên.

Trong một kịch bản phát thải khí nhà kính cao, chỉ có một số quần thể gấu Bắc Cực có thể tồn tại ở nơi rất xa phía Cực bắc. Và ngay cả khi đạt được mục tiêu giảm phát thải vừa phải, một số quần thể vẫn sẽ biến mất.

Băng biển là nước biển đóng băng trôi nổi trên bề mặt đại dương, hình thành và tan chảy theo mùa cực. Một số vẫn tồn tại hàng năm ở Bắc Cực, cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật hoang dã như gấu Bắc Cực, hải cẩu và hải mã.

Băng biển tồn tại ở Bắc Cực lâu hơn một năm đã giảm dần với tốc độ khoảng 13% mỗi thập kỷ kể từ khi các hồ sơ vệ tinh bắt đầu vào cuối những năm 1970.

Quang Huy
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết