Bộ Y tế cảnh báo phòng ngừa vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có khuyến cáo người dân về việc phòng ngừa căn bệnh do vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore gây ra.
Cảnh giác với vi khuẩn Whitmore lan rộng bất thườngĐiều trị thành công cho 1 trẻ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' WhitmoreTP HCM vận động người dân từ bỏ ăn thịt chó gây tranh cãi
bo y te canh bao phong ngua vi khuan an thit nguoi whitmore
Biểu hiện bên ngoài của bệnh Whitmore của một bệnh nhân nhi đang điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.

Trước tình hình tại một số địa phương ghi nhận nhiều người mắc vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore gây tình trạng sưng nề, chảy dịch mủ, hình thành ổ áp xe tại nhiều nơi trong cơ thể, nguy cơ tử vong cao, mới đây, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có khuyến cáo người dân về việc phòng ngừa căn bệnh này.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Whitmore do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei. Bệnh khó lây truyền từ người sang người. Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính.

Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh Melioidosis (Whitmore), người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

- Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

Ngọc Châu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết