Cảnh báo lừa đảo mua bán nhà đất qua hình thức vi bằng

Nhiều người đã trở thành nạn nhân khi mua bán nhà đất tranh chấp, không đầy đủ cơ sở pháp lý do chỉ giao dịch bằng giấy viết tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại.
Đề nghị công an điều tra Phúc Sơn bán "chui" dự án Nha TrangLấy đất làm bến xe hay giúp doanh nghiệp thâu tóm đất "vàng" tại Yên Sở?
canh bao lua dao mua ban nha dat qua hinh thuc vi bang
Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo tình trạng lừa đảo mua bán nhà đất bằng giấy viết tay

Thời gian qua, trên địa bàn quận 12, TP.HCM xuất hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng Thừa phát lại. Việc này nhằm mua, bán những căn nhà “3 chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà). Đồng thời, việc mua bán này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

Bằng hình thức vi bằng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất xây nhà, rao bán bằng thừa phát lại để bán cho khách hàng nhằm trục lợi. Thậm chí nhiều căn nhà chung một sổ đỏ cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Chiêu này khiến nhiều người sập bẫy, đẩy bên mua vào tình trạng bị tranh chấp pháp lý về sở hữu nhà đất hay bất động sản đã bị thế chấp ngân hàng, xây dựng trái phép...

Một lãnh đạo quận 12 cho hay, “Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực theo quy định; vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất. Ngoài ra, việc lập vi bằng mua bán, chuyển nhượng nhà đất với hình thức ghi nhận việc giao nhận nền đất; lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền là để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật…”

Thực tế, hiện nay một số người môi giới bất động sản (cò đất) sử dụng thuật ngữ “vi bằng công chứng thừa phát lại”, “công chứng thừa phát lại” để tư vấn cho khách hàng của mình dù đó không phải là một thuật ngữ pháp lý. Mục đích của họ là thuyết phục khách hàng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản. Dù vậy, rất nhiều người không hiểu rõ quy định pháp luật về chuyển nhượng nhà đất nên đã bị sập bẫy của kẻ lừa đảo.

Theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trong đó có nhà ở, nhà ở thương mại) phải được công chứng, chứng thực theo quy định.

Còn Vi bằng do Thừa phát lại lập theo trình tự, thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP chỉ có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp luật khác.

Theo Nghị định số 135 của Chính phủ, Sở Tư pháp có quyền từ chối vi bằng do văn phòng Thừa phát lại lập. Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại không có quyền công chứng, vì vậy việc bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng Thừa phát lại là khái niệm sai, việc này được xem là đã có hành vi lừa đảo.

Nam Khôi
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết