'Cây của Phật' trồng nơi cửa Phật

Hành trình 15 năm hình thành và phát triển, Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã ghi dấu ấn trong hệ thống các Hội, ngành trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bằng nhiều hoạt động xã hội và khoa học có ý nghĩa, nổi bật trong đó là chuỗi chương trình trồng cây Bồ đề, hướng đến hành động bảo vệ môi trường ngay hôm nay vì sự phát triển bền vững.
Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam họp sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2019TW Hội Kinh tế Môi trường tổ chức thành công Hội nghị Ban thường vụ mở rộng

13 cây Bồ đề có nguồn gốc từ nơi đất Phật thành đạo (Buddha, Gaya Bihar, Ấn Độ) đã được TƯ Hội ươm mầm gieo trồng tại nhiều ngôi chùa ở nước ta, chốn tĩnh lặng, linh thiêng trong tâm thức người Việt. Lễ trồng cây cũng chính là hoạt động thiết thực, truyền tải thông điệp mà Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam muốn gửi tới cộng đồng trong khi môi trường sống ngày càng bị đe dọa.

Cây Bồ đề giúp thanh lọc không khí, nhả khí oxy ngay cả vào ban đêm, đây cũng là loài cây có vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo. Bồ đề vẫn được trồng ở một số nơi trên thế giới với ý niệm mang lại may mắn và hạnh phúc.

Nói về ý nghĩa nhân văn của chương trình, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam chia sẻ: "Với mỗi chương trình được tổ chức tại một vùng quê, hi vọng nhân dân địa phương phát huy tinh thần của nhà Phật, nhân rộng hoạt động trồng cây nhiều hơn nữa để mang lại một cuộc sống trong lành và khỏe mạnh cho mọi người. Thêm một cây xanh được gieo trồng sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay luôn thường trực ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường vì màu xanh của cuộc sống.

Mỗi lần trồng cây, bao giờ TW cũng trao những phần quà tình nghĩa để giúp đỡ, động viên các cháu học sinh khó khăn, các gia đình chính sách, góp phần làm ấm hơn, đủ đầy hơn những mảnh đời thiện lành của cuộc sống".

Bên cạnh việc trực tiếp tổ chức trồng cây, Hội còn cung cấp giống cây Bồ đề cho một số tổ chức, cá nhân để trồng tại nhiều nơi linh thiêng thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có huyện đảo Trường Sa thân yêu.

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã ươm mầm Bồ đề tại một số địa phương:

cay cua phat trong noi cua phat

Nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình).

cay cua phat trong noi cua phat

Chùa Thanh Vân (Hà Trung, Thanh Hóa).

cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Tây (Thủy Nguyên, Hải Phòng).
cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Phúc Sen (Tiên Lãng, Hải Phòng).
cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh).
cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Văn Tràng (Thụy Văn, Thái Thụy, Thái Bình).
cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Phú Xuân (Thụy Trình, Thái Thụy, Thái Bình).
cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Đào Xuyên (Gia Lâm, Hà Nội).
cay cua phat trong noi cua phat

Am Thụy Ứng (Hải Lăng, Quảng Trị).

cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Cao Linh (An Dương, Hải Phòng).
cay cua phat trong noi cua phat
Chùa Doanh Châu (Hải Đông, Nam Định).
cay cua phat trong noi cua phat

Chùa Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên).

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực môi trường, kinh tế xanh, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu; Tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm; Tham gia các chương trình nghiên cứu, phổ biến khoa học công nghệ mới, phương pháp quản lý tiên tiến, ứng dụng trong xây dựng, quản lý về bảo vệ môi trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vân Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết