Cha đẻ của Ford Mustang qua đời do biến chứng từ bệnh Parkinson

Lee Iacocca - cha đẻ của chiếc Ford Mustang nguyên bản vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ. Ông đã đi vào lịch sử như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của Ford Mustang, từ một thị phần nhỏ hẹp trở nên mạnh mẽ với ngân sách đầu tư ban đầu rất hạn chế.
Chịu nhiều áp lực, Ford sa thải 12.000 nhân công trên toàn châu ÂuCó gì ở chiếc Ford Mustang Shelby GT500 2020 giá lên tới 100.000 USD?Ngành công nghiệp ô tô: Khi những ông lớn bị "thâu tóm"

Trong suốt sự nghiệp kéo dài gần 5 thập kỷ tại Detroit của ông, bắt đầu từ năm 1946 tại Ford Motor Co., người con trai đáng tự hào của những người nhập cư Ý đã xuất hiện trên trang bìa của The Time, Newsweek và tạp chí New York Times như là biểu tượng của thời đại ô tô Mỹ. Ông là một trong những giám đốc điều hành nổi tiếng đầu tiên của Hoa Kỳ, cuốn tự truyện của ông đã lọt vào danh sách bán chạy nhất vào giữa những năm 1980.

cha de cua ford mustang qua doi do bien chung tu benh parkinson
Lee Iacocca - cựu lãnh đạo Ford, một trong những huyền thoại của ngành công nghiệp ô tô Mỹ.

Iacocca là một người bán hàng nổi tiếng, ông khuyến khích các đội thiết kế của mình mạnh dạn thích ứng với những chiếc xe thể thao hấp dẫn và bùng nổ vào những năm 1960, những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu khi giá xăng tăng vọt vào 1970 và chiếc minivan đầu tiên theo định hướng gia đình vào những năm 1980 dẫn đầu phân khúc bán hàng trong 25 năm.

cha de cua ford mustang qua doi do bien chung tu benh parkinson
Năm 1964, khi ở tuổi 40, Lee Iacocca đã được bầu làm chủ tịch khu vực của tập đoàn xe hơi Ford. Ông là đồng tác giả cho các thiết kế của chiếc Ford Mustang, Continential Mark II, chiếc Ford Fiesta và sự hồi sinh của thương hiệu Mercury trong những năm 1960 (bao gồm Mercury Cougar và Mercury Marquis).

Tuy nhiên, không phải lúc nào Iacocca cũng thành công, chẳng hạn như với bê bối nổ bình xăng của Ford Pinto vào những năm 1970. Ông đã từng nói về sự kiện này "Không ai chiến thắng được tất cả".

Iacocca đã giành được một vị trí trong lịch sử kinh doanh ô tô Mỹ khi ông kéo Chrysler, lúc bấy giờ là một phần của Fiat Chrysler Automenser, từ bờ vực sụp đổ năm 1980 hồi sinh trở lại bằng các chính sách mạnh tay. Thuyết phục các nhà cung cấp, đại lý và nhân viên thực hiện "hi sinh", mà trước hết là hành động cắt giảm lương của bản thân xuống còn 1 USD trong một năm.

Iacocca thường được mô tả là một ông chủ khó tính, hay "đụng độ" với các giám đốc điều hành. Ông thường đưa các vấn đề cần tranh luận lên đầu và giải quyết nó triệt để.

Người đàn ông này cũng thường nói về nguồn gốc nhập cư của mình. Khi được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Chiến dịch khôi phục tượng Nữ Thần Tự Do và đảo Ellis năm 1982, ông đã nói rằng, mình chấp nhận công việc này như một cách để tôn vinh cha mẹ mình. Chiến dịch thu về hơn 350 triệu USD, gấp đôi mục tiêu ban đầu.

Lido Anthony Alex Iacocca sinh ra ở thị trấn Allentown ở Pennsylvania (Mỹ) năm 1924. Cha ông, Nicola sở hữu một quầy bán xúc xích mà ông gọi là The Orpheum Wiener House, chính nơi này đã đem đến cho ông những kiến thức cơ bản về marketing đầu tiên.

Sau khi ra nhập Ford với vị trí kỹ sư, ông nhận ra rằng mình tiếp thị giỏi hơn kỹ thuật. Mười năm sau, khi khu vực ông phụ trách có doanh số tồi tệ nhất cả nước, ông đã nghĩ ra một chiến dịch tiếp thị "56 for 56", người mua có thể nhận được một chiếc Ford 1956 với mức giảm 20% và ba năm trả góp hàng tháng là 56 USD.

Kế hoạch đã được thực hiện và giám đốc điều hành Ford - Robert McNamara, người sẽ trở thành bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Kennedy đã biến nó trở thành một phần của chiến lược bán hàng quốc gia của Ford.

cha de cua ford mustang qua doi do bien chung tu benh parkinson
cha de cua ford mustang qua doi do bien chung tu benh parkinson
Ford Mustang Iacocca Silver, phiên bản kỷ niệm 45 năm dòng xe Mustang nổi tiếng chỉ có vỏn vẹn 45 chiếc màu bạc, được bán với giá 89.950 USD tại Mỹ.

Năm 1978, Henry Ford II đã sa thải Iacocca với lý do "không thích", mặc dù ông đã đem đến nguồn lợi nhuận kỷ lục 1,8 tỉ USD về cho tập đoàn trong 2 năm liên tiếp.

Trong vài tuần tiếp theo, Iacocca đã tiếp nhận nhiệm vụ lãnh đạo mới tại Chrysler mặc dù thị phần của nó đang bị thu hẹp và tổn thất ngày càng sâu sắc. Ông đã tìm kiếm các đối tác sát nhập nhưng không thành công, sau đó đã chuyển sang tìm nguồn hỗ trợ 1,5 tỉ USD từ tiền bảo lãnh chính phủ và cuối cùng đã thành công. Mặc dù sau đó, ông đã phải tuân theo những yêu sách "thắt lưng buộc bụng" như đóng cửa bớt nhà máy, cắt giảm lương nhân công và sa thải bớt nhân viên văn phòng. Với những động thái đó, ông đã cắt giảm tới 500.000 việc làm.

Ông đã làm việc ngày đêm và từng bước vực dậy Chrysler, trả các khoản vay sớm 7 năm.

Khi còn ở Chrysler, Lee Iacocca đã trực tiếp tham gia vào việc mua thương hiệu xe Jeep của AMC, Lamborghini và các công ty khác. Cuối năm 1992, ông nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch, CEO và chủ tịch của Chrysler. Ông sống những năm cuối đời ở Bel-Air, California.

Theo Người Đưa Tin
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết