Là nơi có rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, Congo đang chịu áp lực cải thiện quản lý rừng và kiềm chế tỉ lệ phá rừng cao đã tăng gấp đôi trong thập kỉ qua, theo số liệu của Liên Hợp Quốc.
Theo Reuters, Bộ trưởng Môi trường Eve Bazaiba đã thông báo về việc tạm ngừng xuất khẩu gỗ tròn, nhưng không cho biết thời điểm có hiệu lực.
Bà nói: “Nó cho phép chúng tôi không chỉ phục hồi tự nhiên mà còn thực hiện một chương trình tái trồng rừng với tất cả các đối tác kỹ thuật, tài chính và phát triển“.
Rừng nhiệt đới Congo Basin, 60% trong số đó nằm ở Congo, hút khoảng 4% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu hàng năm, theo Sáng kiến Rừng Trung Phi.
Đầu tháng này, Tổng thống Felix Tshisekedi đã ra lệnh kiểm tra tất cả các hợp đồng khai thác gỗ hiện có nhằm áp đặt lệnh đối với lĩnh vực được quản lý kém.
Bazaiba nói: “Chúng tôi không muốn có thêm bất kỳ hợp đồng nào với các đối tác đã đến chặt phá rừng của chúng tôi một cách dã man, chúng tôi sẽ hủy bỏ các loại hợp đồng này".
Theo Forest Trends, một nhóm bảo tồn có trụ sở tại Mỹ, năm 2018, các thị trường lớn nhất của Congo đối với các sản phẩm gỗ là Việt Nam, Liên minh châu Âu và Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu và Trung Quốc.