Chúng ta đang trong thời điểm tập trung cao độ và động lực xung quanh việc trồng lại rừng và phục hồi rừng. Tất cả mọi người đều là những phần tử để xây dựng và phát triển rừng trở lại với cuộc sống của con người.
Tuyên bố Kew được đưa ra từ các cuộc thảo luận và nghiên cứu được trình bày tại hội nghị "Tái trồng rừng vì đa dạng sinh học, thu giữ carbon và sinh kế" vào tháng 2 năm 2021 cũng như “10 Quy tắc Vàng về tái trồng rừng để tối ưu hóa sự lưu giữ carbon, phục hồi đa dạng sinh học và các lợi ích sinh kế” do RBG Kew xuất bản.
Bản tuyên bố đã được ký bởi hơn 2.600 cá nhân từ 113 quốc gia, bao gồm các nhà khoa học, kiểm lâm, nhà tài chính, chuyên gia chính sách và đại diện của các vườn thực vật, các tổ chức phi Chính phủ và vườn ươm cây.
Tuyên bố thể hiện mối quan tâm của các bên đồng ký kết về việc trồng cây quy mô lớn gồm các loài đơn lẻ và/hoặc cây không phải cây bản địa, có thể gây tổn hại đến đa dạng sinh học và thu giữ ít carbon hơn so với rừng bản địa. Nó nhấn mạnh rằng, rừng được trồng để phản ánh sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên.
Paul Smith - đồng tác giả của tuyên bố này cho biết: “Chúng tôi hy vọng Tuyên bố Kew sẽ được nhiều nhà hoạch định chính sách xem xét trong các cuộc thảo luận COP26 để đảm bảo rằng các chính sách phù hợp được đưa ra để bảo vệ các khu rừng hiện có của chúng ta và tối đa hóa các tác động đối với con người, đa dạng sinh học và carbon".
Một trong những cách tiếp cận đầy hứa hẹn được chú ý là nông lâm kết hợp, một giải pháp thay thế cho nông nghiệp thâm canh, sử dụng các sản phẩm dựa vào rừng và có thêm lợi ích là “hấp thụ carbon, cấu trúc đất và độ phì nhiêu, bóng mát, sản phẩm cây và các dịch vụ hệ sinh thái khác”, tuyên bố nêu rõ.
Các sáng kiến trồng rừng quy mô hiện đang được thực hiện, thập kỉ phục hồi sinh thái sắp tới đã tạo ra hy vọng và sự lạc quan.