Đại dương đang 'chết dần' vì ô nhiễm

Biển và đại dương được coi là nơi dự trữ năng lượng và thực phẩm cuối cùng của nhân loại. Đây cũng là nơi đã và đang tạo sinh kế cho con người. Thế nhưng, những năm qua, khi biển dần bị ô nhiễm thì nhiều loài thủy hải sản cũng âm thầm biến mất.
Bảo vệ đại dương phát triển bền vững kinh tế biểnBảo vệ đại dương - vì sự sống con ngườiThế kỷ 21 được gọi là 'Thế kỷ của biển và đại dương'

Biển xanh ngập trong rác thải

Đại dương là một phần của Trái Đất và có vai trò rất quan trọng đối với nhân loại. Đây là nơi cung cấp nguồn năng lượng, tài nguyên, thực phẩm dồi dào cho con người. Biển và đại dương cũng là nơi hình thành những tuyến giao thông hàng hải huyết mạch, vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa trên thế giới... Tuy nhiên, biển và đại dương cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa. Ô nhiễm đại dương đã trở thành vấn nạn toàn cầu, không phải của riêng bất cứ quốc gia nào và được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay, do rác thải từ các hoạt động của con người, tình trạng ô nhiễm biển được nhận thấy rõ nét. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

tm-img-alt
Ô nhiễm đại dương đã trở thành vấn nạn toàn cầu.

Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương. Nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ dẫn đến việc sinh cảnh bị phá hủy.

Số liệu từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới.

Lượng rác thải không lồ ngày ngày từ đất liền đổ ra biển bằng nhiều con đường khác nhau. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tại nhiều tỉnh ven biển diễn ra tình trạng xả các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển.

Tuy nhiên, tình hình ấy không chỉ diễn ra tại Việt Nam. Trên quy mô lớn hơn, môi trường biển khắp toàn cầu đang bị báo động đỏ. Mối nguy lớn nhất đến từ lượng rác thải nhựa khổng lồ đang ngày đêm trôi nổi trên các dòng đại dương.

Dù những cảnh báo về ô nhiễm rác thải nhựa liên tục được nâng lên mức cao hơn, dù các quốc gia đã và đang nỗ lực giải quyết vấn đề từ rác thải nhựa và tái chế, nhưng về căn cơ, khó lòng mà giải quyết một sớm một chiều.

Thực tế, rác thải nhựa đã và đang dần tích tụ trong môi trường biển và đại dương từ những năm 1960, đến mức chúng ta có những núi nhựa khổng lồ trôi nổi trong đại dương và các chất thải nhựa khác đang trôi dạt trên những bãi biển sạch đẹp trên thế giới. Ước tính có khoảng 580.000 mảnh nhựa có kích thước khác nhau trên mỗi km2, với hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa đi vào các đại dương mỗi năm.

Lượng nhựa từ rác thải có thể thải ra các hóa chất độc hại thấm vào đất xung quanh, sau đó có thể thấm vào nước ngầm hoặc các nguồn nước xung quanh khác và cả hệ sinh thái của thế giới. Điều này có thể gây hại nghiêm trọng cho các loài uống nước, trong đó có sinh vật biển, sinh vật sống trên mặt đất, bao gồm cả con người.

Các nhà hoạt động môi trường đã đưa ra cảnh báo rằng, rác thải nhựa có thể nhiều hơn cá trên các đại dương vào năm 2050. Trên toàn cầu, ước tính có hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm bởi chất thải nhựa.

Việt Nam hành động mạnh mẽ chống rác thải nhựa

Nhận thức rõ hiểm họa do rác thải nhựa và tầm quan trọng của “sức khỏe đại dương”, Việt Nam đã có những cam kết và hành động mạnh mẽ nhằm quản lý, ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát rác thải nhựa đại dương; bảo vệ môi trường biển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức tại Canada năm 2018, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (hiện là Chủ tịch nước) đã đưa ra sáng kiến các nước G7 thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa để hướng tới mục tiêu các đại dương xanh và sạch, không còn rác thải nhựa...

tm-img-alt
Rác thải bủa vây trên góc đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Thành Nguyễn

Cùng với đó, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó, đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.

Ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, giảm thiểu 50% rác thải nhựa đại dương; chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 80% các khu du lịch, dịch vụ ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần; thường xuyên thu gom, làm sạch rác thải nhựa tại các bãi tắm biển; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Kế hoạch cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, cấm hoàn toàn việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các khu du lịch, dịch vụ ven biển; cấm hoàn toàn việc nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ven biển; giảm thiểu 75% rác thải nhựa đại dương; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Các nghiên cứu về viên nhựa nhỏ của Tiến sĩ Richard Thompson và Hideshige Takada, Yukie Mato - giáo sư Hóa học hữu cơ tại Đại học Tokyo, Nhật Bản đã chỉ ra rằng: các mảnh vụn nhựa gặp các chất gây ô nhiễm khác trong đại dương sẽ hấp thụ các hóa chất độc hại từ nước biển rồi nổi lên trên biển.

Theo Charles Moore, các hạt nhựa này chiếm khoảng 8% sản lượng dầu hàng năm và là nguyên liệu thô cho 260 triệu tấn nhựa tiêu thụ hàng năm trên thế giới. Nhẹ và nhỏ, chúng thoát ra với khối lượng không đáng kể trong quá trình vận chuyển nhưng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Những phát hiện này được công bố trên Bản tin ô nhiễm biển, dựa trên các mẫu được thu thập từ 30 bãi biển ở 17 quốc gia. PCB (Polychlorinated biphenyls - nồng độ chất gây ô nhiễm) trên viên nhựa cao nhất ở bờ biển Mỹ, tiếp theo là Tây Âu và Nhật Bản. Nồng độ cao nhất của DDT (Dichlorodiphenyltrichloroethane), chất độc nhất trong tất cả các loại thuốc trừ sâu được tìm thấy trên bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.

Hà Lan