Đánh giá đúng hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam

Khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỉ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Việc kiểm soát ô nhiễm không khí xung quanh cũng như không khí trong nhà hiện nay là rất cấp bách.
Hơn 90% dân số thế giới đang hít thở không khí bẩnÔ nhiễm không khí ở châu Á: Hiểm hoạ từ các nhà máy điện than

Trong môi trường không khí có tới 20,94% khí oxy (O2), là dưỡng khí, nuôi sống tất cả các hệ sinh thái trên trái đất, nuôi sống toàn bộ các tế bào của cơ thể con người. Không khí khô tuyệt đối (không có độ ẩm) trong sạch, chứa 3 chất khí chủ yếu là: 78,08% khí nitơ (N2), 20,94% khí oxy (O2) và 0,93% argon (Ar). Còn lại khoảng 0,043% thường là các chất khí CO2 (0,04%), Ne (0,0018%), He (0,0005%), CH4 (0,0002%), H2 (0,00005%).

Ngoại trừ 3 chất chủ yếu tạo nên không khí khô nêu trên, các chất khác có trong không khí ở nồng độ rất nhỏ, dưới tiêu chuẩn cho phép (TCCP), được coi là các tạp chất (impurity) có thể chấp nhận. Nếu chúng có nồng độ vượt trị số TCCP thì được coi là các chất ô nhiễm (pollutants) và không khí ở trạng thái như vậy là không khí bị ô nhiễm.

danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet nam
Việc kiểm soát ô nhiễm không khí xung quanh cũng như không khí trong nhà hiện nay là rất cấp bách. (Ảnh minh họa)

Có 2 loại chất ô nhiễm không khí: (1) Các chất ô nhiễm dạng hạt bụi, bao gồm các hạt bụi mịn (PM2.5 và PM10), các hạt bụi lơ lửng (TSP), bụi Amiăng và bụi Silicat; (2) Các chất ô nhiễm dạng khí hóa chất, như là Oxit lưu huỳnh (SOx), Oxit nitơ (NOx), Carbon monoxit (CO), Carbon dioxit (CO2), hơi chì (Pb), Ozone tầng mặt đất (O3), các chất hữu cơ bay hơi (TVOC), v.v… Ở các đô thị nước ta chủ yếu và phổ biến nhất là bị ô nhiễm nặng hoặc rất nặng về bụi, còn ô nhiễm về các khí hóa chất thì thường ở mức nhẹ hoặc xấp xỉ TCCP.

Môi trường không khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe con người và tất cả các hệ sinh thái trên trái đất. Con người có thể “nhịn ăn từ 7 đến 10 ngày, nhịn uống từ 2 đến 4 ngày, nhưng chỉ nhịn thở từ 3 đến 5 phút là có thể tử vong”. Sống và làm việc trong môi trường không khí bị ô nhiễm, nhất là bị ô nhiễm nặng, con người sẽ bị các bệnh về đường hô hấp (là chủ yếu), làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch và bệnh thần kinh, nguy hiểm nhất là bị bệnh ung thư phổi.

Theo số liệu của WHO thì tổng số người chết bệnh tật (chết non) do ô nhiễm không khí gây ra trên thế giới mỗi năm từ 3,5 đến 7 triệu người. Cũng theo số liệu của WHO tại Việt Nam, ô nhiễm không khí khiến khoảng 50.000 người tử vong mỗi năm và gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 240.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 4% - 5% GDP quốc gia, trong đó ô nhiễm không khí trong nhà đóng góp khoảng 50% nguyên nhân gây các bệnh tật chết người đó.

Khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỉ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25% do ô nhiễm không khí. Cho nên ô nhiễm không khí được coi là “kẻ giết người thầm lặng” và chất lượng không khí là vô cùng quý giá. Việc kiểm soát ô nhiễm không khí xung quanh cũng như không khí trong nhà hiện nay là rất cấp bách.

danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet namHơn 90% dân số thế giới đang hít thở không khí bẩn

Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam

Việc đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí đô thị nước ta chính xác là cần phải so sánh các số liệu kết quả đo lường nồng độ các chất ô nhiễm không khí thực tế (mg/m3 hay µg/m3) do các hệ thống quan trắc môi trường không khí của quốc gia cũng như của các địa phương quan trắc được với các trị số trung bình giờ, trung bình ngày hay trung bình năm được quy định trong Quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06: 2009/BTNMT).

Nhưng thực tế vừa qua, có nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã thông báo rằng ô nhiễm bụi của thành phố rất nặng, rất khủng khiếp, chỉ dựa vào trị số đo nồng độ ô nhiễm bụi tức thời, đột xuất lúc nào đó, không phải là trị số trung bình giờ, trung bình ngày hay trung bình năm. Đây là phương pháp đánh giá ô nhiễm không khí không đúng, gây ra nhầm lẫn và hoang mang trong nhân dân.

Cho đến nay, chưa có địa phương nào công bố chính thức kết quả giám sát môi trường năm 2019. Căn cứ vào các thông tin của Trung tâm Quan trắc Môi trường của Tổng cục Môi trường 2019, có 3 biểu đồ điển hình về hiện trạng diễn biến ô nhiễm các thành phần môi trường không khí trong 6 năm gần đây (2013 - 2018) cho ở dưới đây.

danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet nam
Diễn biến nồng độ bụi mịn PM2.5trung bình nămtại các trạm quan trắc tự động đặt tạiHà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninhvà Đà Nẵnggiai đoạn 2013-2018. (Nguồn: Tổng cục Môi trường, tháng 3/2019)
danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet nam
Diễn biến nồng độ NO2 trung bình năm ở một số khu dân cư 2011 - 2015. (Nguồn: Tổng cục Môi trường, Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; một số Sở TN&MT năm 2015)
danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet nam
Diễn biến nồng độ TSP tại một số đô thị Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, giai đoạn 2016 - 2018. (Nguồn: Tổng cục Môi trường, tháng 3/2019)

Ô nhiễm bụi PM10, PM2.5: Căn cứ vào các số liệu quan trắc bụi mịn PM10 và PM2.5 của 6 trạm quan trắc không khí tự động ở các TP.Hà Nội, Hạ Long, Việt Trì, Huế, Đà Nẵng và Nha Trang cho thấy, ô nhiễm bụi vẫn tiếp tục là vấn đề nổi cộm. Tuy vậy, xét biểu đồ 1 cho thấy, ô nhiễm bụi mịn PM10 và PM2.5 trong không khí ở TP.Hà Nội và TP.Việt Trì, Phú Thọ, có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây. Ở TP.Hạ Long ít có sự thay đổi và ở mức độ xấp xỉ TCCP. Ở TP.Đã Nẵng đều thấp hơn trị số TCCP. Nhìn chung, biến thiên bụi mịn từ năm 2013 đến năm 2018 đã được cải thiện.
Xem xét các biểu đồ này cho thấy: Vấn đề ô nhiễm các thành phần không khí ở một số đô thị nước ta những năm gần đây như sau:

Cụ thể như ở Hà Nội, tỉ lệ số ngày có nồng độ bụi PM10 vượt trị số TCCP theo QCVN 05:2013/BTN&MT năm 2013 là 13,13%, năm 2015 là 6,87% và năm 2018 là 1,93%; đối với PM2.5 trong các năm tương tự là 61,25%; 33,91% và 19,69%. Chất lượng không khí của 3 tỉnh ven biển miền Trung (Huế, Đà Nẵng, Nha Trang) còn tương đối tốt (hầu như chưa bị ô nhiễm bụi). Cụ thể, tỉ lệ trên của năm 2015 đối với PM10 ở Huế (3,67%), (Đà Nẵng: 2,86%) và Nha Trang (0,0%).

danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet namCải thiện ô nhiễm không khí bền vững: Cần chiến lược dài hơi và quyết liệt

Ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP): Hoạt động xây dựng là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm bụi lơ lửng. Trong cùng một thành phố, ô nhiễm bụi TSP quan trắc ở các vị trí khác nhau sẽ có kết quả khác nhau và phụ thuộc vào hoạt động xây dựng phân bố trong thành phố. Tại Hà Nội, nồng độ bụi lơ lửng ở các trạm đo trên đường Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Vĩnh Tuy, Mai Động... trong mấy năm gần đây vẫn ở mức ô nhiễm nặng và rất nặng.

Sự biến thiên nồng độ bụi trong năm ở các đô thị miền Bắc rất rõ rệt (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nồng độ bụi lớn hơn các tháng 5 - 9), ngược lại ở các thành phố duyên hải miền Trung thì nồng độ bụi biến thiên theo mùa là không rõ rệt. Nồng độ bụi biến thiên theo giờ trong ngày ở 6 thành phố nêu trên là tương tự như nhau, cực đại vào các giờ cao điểm giao thông và nhỏ nhất vào buổi trưa (13 - 14 giờ). Đối với các đô thị ở phía Nam, khí hậu trong năm có sự phân hóa giữa mùa khô và mùa mưa. Nồng độ các loại bụi PM10, PM2.5 có sự khác biệt đáng kể giữa hai mùa, nồng độ bụi đô thị thường cao trong mùa khô và thấp trong mùa mưa.

Ô nhiễm các khí SO2, CO và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): Ở khu vực đô thị, nguồn gốc phát sinh các loại khí CO và VOC chủ yếu từ hoạt động giao thông, khí SO2 phát thải từ đốt than và dầu chứa lưu huỳnh (xe buýt, sản xuất công nghiệp (nếu có) và đun nấu bằng than tổ ong).

Nồng độ khí NO2, trong không khí tại một vài đô thị lớn, như là TP. Hồ Chí Minh (Biểu đồ 3) trong những năm gần đây cũng đã vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Còn lại, ở rất nhiều đô thị ở nước ta đều có nồng độ các khí NO2 thấp hơn hoặc xấp xỉ trị số TCCP.

Nồng độ khí VOC: Tại các đô thị, đặc biệt là các khu vực có hoạt động giao thông với tần suất cao, nguồn phát thải của hợp chất hữu cơ này có thể từ khí thải của hệ thống giao thông vận tải. Tại một số địa phương như Hà Nội, Đồng Nai, nồng độ VOC trong không khí quan trắc được ở một số vị trí trong giai đoạn năm 2015 đã vượt trị số TCCP.

Đánh giá chung về ô nhiễm không khí đô thị: Từ năm 2013 đến nay, ô nhiễm không khí tại các đô thị ở nước ta có xu hướng giảm đôi chút, tuy nhiên, trong từng thời điểm có sự tăng/giảm khác nhau. Năm 2019, ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có tính khác thường so với các năm trước, ô nhiễm cục bộ tăng lên. Đặc biệt, trong tháng 9/2019, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tăng cao do ít mưa nhất trong vòng 6 năm qua. Trong tháng 9/2019, xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, bụi lơ lửng, không thoát được lên cao. Bên cạnh đó, thời điểm này vào vụ thu hoạch lúa, tình trạng đốt rơm rạ ở ngoại thành đã ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí nội đô.

danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet nam
Vào vụ thu hoạch lúa, tình trạng đốt rơm rạ ở ngoại thành đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm không khí nội đô. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí đô thị ở nước ta

Gần đây có một số người tuyên truyền rằng nguyên nhân chính, hàng đầu gây ra ô nhiễm không khí ở các thành phố nước ta là do đốt chất thải và rác thải. Tôi cho rằng đây là ý kiến thiếu chính xác. Điều này có thể làm cho các biện pháp xử lý ô nhiễm không khí trở nên không hiệu quả. Thực ra, đốt rác thải, chất thải thiếu kiểm soát ở ngoại thành chỉ là 1 trong những nguồn gây ra ô nhiễm không khí đô thị, nó không phải là nguồn ô nhiễm chính, hàng đầu. Bởi vì, thực tế là việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn (CTR) bằng phương pháp đốt hay không đốt phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và phải đảm bảo nguyên tắc xử lý chất thải rắn là: “Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế”.

Đối với CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp thông thường, các công nghệ xử lý CTR thường được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là: phương thức chôn lấp truyền thống - hợp vệ sinh, công nghệ ủ sinh học để chế biến phân hữu cơ; sản xuất phân hữu cơ và cuối cùng mới là áp dụng phương thức đốt chất thải. Như vậy, tỉ lệ CTR được xử lý theo công nghệ chôn lấp và chế biến thành phân hữu cơ tương đối lớn, tỉ lệ đốt CTR ít hơn rất nhiều. Mặt khác, khí thải từ các lò đốt CTR chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ ở địa bàn có lò đốt rác, vì ống khói của nó tương đối thấp.

danh gia dung hien trang va nguyen nhan o nhiem khong khi do thi o viet namHơn 90% dân số thế giới đang hít thở không khí bẩn

Khi đốt rác thải ở các lò đốt nhỏ, nhiệt độ đốt không đạt trị số tối thiểu, sẽ phát sinh các khí ô nhiễm Furan và Dioxin, rất nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, cho nên không được khuyến khích áp dụng. Việc đốt rơm rạ khi thu hoạch mùa lúa một cách tùy tiện, thiếu kiểm soát có gây ra ô nhiễm không khí đô thị đột xuất, nhưng đó không phải là nguồn ô nhiễm thường xuyên mà chỉ có tính thời vụ, và đã có xu hướng giảm dần.


Theo đánh giá của tác giả, có 8 nguồn ô nhiễm không khí đô thị chủ yếu được xếp thứ tự như sau: (1) Các chất ô nhiễm thải ra từ các ống xả của các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt từ các xe cũ không được bảo dưỡng thường xuyên và các xe chạy dầu. Hoạt động giao thông vận tải (GTVT) là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm các hạt bụi mịn (PM10, PM2.5) và các khí: CO, NOx, VOCs; (2) Phát thải từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ yếu là gây ra các loại bụi; (3) Phát thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ở bên trong và xung quanh TP, chủ yếu gây ra ô nhiễm SO2, NO2, và các loại bụi;Để tìm ra các giải pháp chống ô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí đô thị một cách đúng đắn và có hiệu quả thì trước tiên chúng ta cần phải xác định chính xác các nguồn thải chủ yếu hay nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường không khí đô thị ở nước ta.

(4) Vệ sinh đường phố kém, mặt đường và hè phố có chất lượng xấu, lại bị bẩn, vất rác bừa bãi, mất vệ sinh... Vệ sinh đường phố kém là nguồn phát sinh bụi lơ lửng (TSP) và một phần bụi mịn (PM10, PM2.5); (5) Phát thải từ các bếp đun than tổ ong ở các khu phố chủ yếu là phát thải các chất ô nhiễm SO2, NO2, CO và bụi TSP; (6) Rò rỉ và bốc hơi khí xăng dầu và các khí VOC từ các trạm bán xăng dầu, từ các xe cộ cơ giới, từ các nơi sản xuất chế biến sơn, vecni và từ các nơi quét sơn, vecni...; (7) Mùi hôi thối bốc lên từ nước cống rãnh, ao hồ, sông ngòi bị ô nhiễm; (8) Do nông dân ngoại thành đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch lúa.

(Còn nữa)

Bài tiếp: Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường