Thông tin từ TTXVN, các quốc đảo tại khu vực Thái Bình Dương đã ký kết một tuyên bố chung "Tuyên bố Vịnh Nadi" về khủng hoảng biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương. Trong tuyên bố này, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc về sự thiếu hiểu biết, tham vọng hay cam kết của các nước phát triển” đối với những hậu quả nghiêm trọng sắp xảy ra do tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhiều rặng san hô tại Thái Bình Dương đang "chết" vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu |
Tuyên bố cũng nêu rõ cảnh báo của giới khoa về khả năng các quốc đảo san hô có thể trở thành các vùng đất trống, không thể sinh sống vào đầu năm 2030 và đến năm 2100. Cùng với đó, các đảo san hô của Cộng hòa Quần đảo Marshall, Tuvalu, Kiribati, Tokelau và Maldives và nhiều quốc gia nhỏ đang phát triển cóthể bị nhấn chìm.
Nguy cơ này cho thấy tình trạng khẩn cấp về khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với người dân và an ninh môi trường cho các thế hệ hiện tại và tương lai của người dân đảo Thái Bình Dương.
Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum, PIF) là một tổ chức liên chính phủ nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia độc lập tại Thái Bình Dương. Tổ chức này được thành lập năm 1971 với tên gọi ban đầu là Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (South Pacific Forum), tên gọi như hiện nay khởi nguồn từ năm 1999. |
Thông qua tuyên bố chung, lãnh đạo các nước tại Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương mong muốn các nước phát triển cần ngay lập tức hành động ngăn chặn trợ cấp cho các ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương do tình trạng biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, “Tuyên bố Vịnh Nadi” chỉ rõ và hối thúc Australia từ bỏ kế hoạch sử dụng các khoản “tín dụng chuyển giao” để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cũng như yêu cầu chính phủ nước này ngăn chặn việc khai thác than mới và tăng cường xây dựng chiến lược thay thế các nhà máy khai thác than đá đang hoạt động.
Theo lý giải của Chính phủ Australia, từ cuối năm 2018, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo Khoảng cách phát thải 2018, trong đó cho biết Australia là một trong những quốc gia không đi đúng hướng để đáp ứng Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Báo cáo nêu rõ lượng khí phát thải của Australia dự báo sẽ cao hơn mục tiêu giảm trừ khí phát thải từ 26-28% vào năm 2030, so với mức phát thải khí carbon của năm 2005.