Hiệp hội Hoang dã (Wilderness Society) ước tính lượng carbon (CO2) sinh ra tại Mỹ có thể lên tới 845 triệu tấn đến 4,7 tỉ tấn, tùy thuộc vào quy mô sản xuất của các nhà máy. Trong khi đó, 28 quốc gia thuộc EU chỉ sản sinh khoảng 4 tỉ tấn CO2 trong năm 2014.
Giàn khoan tại thành phố Watford, Bắc Dakota, Hoa Kỳ. Ảnh: REX Shutterstock |
Việc cho thuê này mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Mỹ, đó là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Trump luôn phớt lờ các hiệp định và quy ước quốc tế chung về cắt giảm khí thải, chống biến đổi khí hậu. Tổng thống Trump thậm chí từng cố gắng bác bỏ một lệnh cấm từ thời ông Obama về việc cho thuê đất khai thác than.
Các nhà khoa học cho biết, việc cho thuê này sẽ tác động lâu dài và mạnh mẽ lên khí hậu và chất lượng môi trường tại Mỹ, đẩy nhanh tốc độ hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, những thành viên thuộc Đảng Cộng hoà đã tổ chức phiên điều trần, mời “nhân chứng” từ Tổ chức Di sản để bảo vệ quan điểm: Việc cắt giảm sản xuất năng lượng hoá thạch trên các vùng đất liên bang sẽ không tạo ra thay đổi đáng kể nào cho quá trình chống biến đổi khí hậu.
Trước những làn sóng chỉ trích dữ dội từ quốc tế, nhiều ứng cử viên “giành ghế” vào Nhà Trắng trong năm 2020 (bao gồm Elizabeth Warren, Bernie Sanders, Joe Biden, Kirsten Gillibrand, Cory Booker, Jay Inslee, Pete Buttigieg và Tim Ryan) đã cam kết sẽ cấm việc triển khai giàn khoan mới trên các khu đất công.