‘Đổi pin lấy cây’: Lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng

“Đổi pin lấy cây” là một hoạt động ý nghĩa, nhằm mục tiêu nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc làm tái sinh các sản phẩm pin đã hết niên hạn sử dụng cũng như phân loại rác thải điện tử.
Đổi rác thải tái chế để lấy quàNgười dân hào hứng ‘Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh’Chương trình 'Đổi rác thải nhựa - Lấy cây xanh' ở Bến TreTreo biển đổi rác lấy hải sản: Người dân Nam Du bất lực trước du khách?

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị điện tử được sản xuất ngày càng nhiều, phục vụ đắc lực cho nhu cầu thiết yếu của con người. Từ đó, lượng rác thải ra trong lĩnh vực này ngày càng lớn.

Theo Báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), lượng chất thải điện tử ở Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 100.000 tấn, chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình (đồ gia dụng điện tử), văn phòng (máy tính, máy  photocopy,...). Với sự phát triển của ngành công nghệ chóng mặt như hiện nay, rác điện tử đang có tốc độ tăng rất nhanh so với các loại rác thải khác.

Thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cũng cho thấy, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3 kg chất thải điện tử mỗi năm. Tuy vậy, lượng rác thải điện tử được thu gom, xử lý đúng quy trình rất ít. 

Hơn nữa, pin được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại, lượng thủy ngân có trong một cục pin có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 m3 đất trong 50 năm. Khi các nguồn ô nhiễm từ pin xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như: tổn thương não, gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, thậm chí là vô sinh và giảm đi các chức năng của thận... Do đó, pin và rác thải điện tử nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, sẽ ảnh hưởng một cách toàn diện tới môi trường và con người cả trực tiếp và gián tiếp.

Nhận thấy việc khi pin sau khi sử dụng bị vứt bừa bãi ra môi trường hay không xử lý triệt để, các chất độc hại như chì, thủy ngân sẽ rò rỉ gây hại cho môi trường và con người, một nhóm các bạn trẻ ở TP.HCM đã tổ chức hoạt động đổi pin lấy cây xanh, mang lại nhiều ý nghĩa với dự án “Nhà nhiều Lá”.

Đây là một dự án của những người trẻ đang học tập, sinh sống tại TP.HCM xây dựng, bao gồm tổ hợp chuỗi các hoạt động xã hội về văn hóa, giáo dục và môi trường đã được triển khai tại Hà Nội và nay là ở TP.HCM.

Với mong muốn khuyến khích mọi người phân loại rác tại nguồn, “Nhà nhiều Lá” đã tổ chức hoạt động “Đổi pin lấy cây” nhằm lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng, góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sống. Bởi theo “Nhà nhiều Lá", pin là một công cụ lưu trữ năng lượng được sử dụng phổ biến không chỉ trong hiện tại mà còn kéo dài nhiều năm trong tương lai.

Tuy nhiên, nó lại là “kẻ thù” của mọi sự sống trên trái đất nếu bị vứt ra môi trường hoặc không được xử lý đúng cách. Điều đó không những gây ô nhiễm cho đất, nguồn nước mà còn tác động đến sức khỏe con người. Vì vậy, sự kiện “Đổi pin, lấy cây” được tổ chức với mong muốn các bạn trẻ hình thành thói quen xử lý pin và rác thải điện tử một cách khoa học thay vì ném chúng vào thùng rác.

tm-img-alt
Hoạt động đổi pin lấy cây góp phần tích cực trong việc truyền đi thông điệp sống xanh, bảo vệ môi trường. (Ảnh: Tienphong.vn)

Ban đầu “Nhà nhiều Lá” dự trù thực hiện hoạt động trong hai ngày cuối tuần (17-18/4), nhưng số pin thu được chỉ trong 2 ngày này đã vượt quá mong đợi mà vẫn còn rất nhiều người chưa kịp tham gia. Do đó dự án được kéo dài thêm thời gian từ ngày 19 đến 25/4.

Theo bạn Hoàng Ái Nghi (phụ trách chương trình “Đổi pin lấy cây”) cho biết, sau 8 ngày diễn ra sự kiện, chương trình đã thu nhận hàng loạt pin các loại, bao gồm: pin tiểu, pin điện thoại, laptop, pin sạc… Cứ mỗi 5 cục/ viên pin trao đi sẽ nhận lại 1 cây xanh là sen đá hoặc xương rồng loại nhỏ (mỗi người tham gia nhận tối đa 1 cây).   

Tính đến hết ngày 24/4, chương trình đã tiếp nhận hơn 120.000 viên pin và thiết bị điện tử hỏng; tặng 6.000 cây xanh. Sau khi tiếp nhận, những viên pin này sẽ được tình nguyện viên của “Nhà nhiều Lá” mang đến điểm tập kết của chương trình Việt Nam tái chế để được xử lý triệt để nhất.

tm-img-alt
Những viên pin sau khi tiếp nhận sẽ được mang đến điểm tập kết của chương trình Việt Nam tái chế để được xử lý. (Ảnh: Tienphong.vn)

Cũng trong thời gian này (ngày 24 và 25/4), “Nhà nhiều Lá” còn tổ chức hoạt động “Đổi chai nhựa lấy vớ tái chế” để tiếp nhận thêm các vật thải có thể tái chế.

Thùy Linh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết