Đường sắt vắng khách, doanh thu giảm gần 50% do dịch

Theo ông Vũ Anh Minh, dự báo 2021 sẽ là một năm khó khăn nữa của ngành đường sắt Việt Nam khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong khi hạ tầng đường sắt lạc hậu, cũ kỹ.
Ưu tiên 'rót vốn' làm trước 2 tuyến của đường sắt tốc độ cao Bắc - NamMiễn phí 15 ngày đầu vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà ĐôngHoàn thành chạy thử robot đào hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay doanh thu vận tải hành khách năm tháng vừa qua của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sụt giảm nghiêm trọng. Đến nay, trên toàn mạng lưới đường sắt, tàu khách chỉ chạy duy nhất 1 đôi tàu Thống nhất là SE7/8; tàu địa phương không chạy.

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), hành khách lên tàu thực hiện được 1.147.813 lượt hành khách, bằng 64,6% so với cùng kỳ. Doanh thu hành khách đạt hơn 400 tỉ đồng, bằng 51,4%. Riêng trong tháng 5, lượng khách đi tàu hỏa chỉ đạt 132.300 lượt, bằng 48,4% so với cùng kỳ 2020. Doanh thu vận tải hành khách ghi nhận mức 44,7 tỉ đồng, bằng 55,4% so với cùng kỳ.

tm-img-alt
Các toa tàu được phun thuốc tiêu độc khử trùng để phòng chống dịch Covid-19.

Lũy kế 5 tháng đầu 2021, vận tải hành khách đạt hơn 1,1 triệu lượt, bằng xấp xỉ 65% so cùng kỳ 2020, doanh thu vận tải hành khách theo đó giảm 51,4% xuống hơn 400 tỉ đồng. 

Nguyên nhân chính khiến sản lượng vận tải hành khách giảm nghiêm trọng là do bùng phát dịch Covid-19, sau đó lây lan ra nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, có số ca nhiễm dịch lớn, có ổ dịch phức tạp đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, TP.HCM…

Do đó, kế hoạch vận tải hành khách trong các đợt cao điểm hè, lễ, Tết đều bị phá vỡ. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua có 11.383 vé tàu bị trả lại do hành khách lo ngại dịch bệnh.

Mặt khác, nhiều tỉnh, thành quy định hạn chế đón, trả khách đến từ các địa phương đang có dịch và người về từ các vùng dịch phải thực hiện cách ly từ 14-21 ngày. Thực hiện các quy định phòng dịch này, người dân hạn chế đi lại, ngành đường sắt phải cắt giảm nhiều tàu khách, vì vậy lượng khách đi tàu sụt giảm nghiêm trọng.

Theo ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, năm 2020 doanh thu vận tải đường sắt cũng chỉ đạt 6.565,1 tỉ đồng, bằng 78,3% so với 2019. “Số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30 - 35% so với cùng kỳ, đây là mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt”.

Ông Minh dự báo 2021 sẽ là một năm khó khăn nữa của ngành đường sắt Việt Nam khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong khi hạ tầng đường sắt lạc hậu, cũ kỹ.

Bên cạnh đó, việc sụt giảm doanh thu, vắng khách, ngừng hoạt động trong thời gian dài đã khiến hàng nghìn lao động của ngành đường sắt mất việc. 

Ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, năm 2020, đơn vị phải giải quyết tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ ngừng việc do thiếu việc làm bình quân 645 người/tháng; chấm dứt HĐLĐ với 280 người. Quý I/2021, bình quân 550 người/tháng tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ ngừng việc; chấm dứt HĐLĐ với 66 người. 

Cũng theo ông Hiệp, kể từ đợt bùng phát dịch đầu năm 2021 đến nay, do không có nguồn hỗ trợ, công ty chỉ trả lương ngừng việc đối với người lao động phải ngừng việc do chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh phải cách ly y tế, còn lại phải thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không hưởng lương…

Tại phía Nam, lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thông tin thêm, từ năm 2020 đến hết quý I/2021 đã có hơn 200 lao động xin nghỉ việc. Năm 2020 đã có 180 lao động chấm dứt HĐLĐ ở tất cả các đơn vị, trong đó đông nhất là ở khối phục vụ trên tàu - đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam với tổng số 79 người, Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn 73 người. Sang đến quý I năm nay, đã có 33 lao động chấm dứt HĐLĐ.

Nhiều chuyên gia nhận định, đường sắt Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành nghề chịu thiệt hại nặng nề nhất: Sản lượng, doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng, hàng nghìn lao động mất việc, tạm hoãn hợp đồng.

Lan Anh

Xem thêm

Liên kết