EU: Tháng 10 vừa qua nhiệt độ cao nhất trong lịch sử trái đất

Theo các nhà khoa học của Liên minh châu Âu (EU), tháng 10 vừa qua là tháng nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu, với nhiệt độ cao hơn mức trung bình của nhiều khu vực.
Hạn hán tại miền nam châu Phi đe dọa cuộc sống của 45 triệu ngườiHạn hán gây tổn thất về nông sản gần 30 tỉ USD trên toàn cầuHiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0
eu thang 10 vua qua nhiet do cao nhat trong lich su trai dat
Cá chết trơ xương trên lòng sông Loire khô cạn do hạn hán giữa đợt nắng nóng châu Âu kỷ lục vào tháng 7 vừa qua. Ảnh: Getty.

Tổ chức Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu cho biết, nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu tháng 10 năm 2019 ấm hơn 0,69 độ C so với trung bình từ năm 1981 đến năm 2010. Hồ sơ trước đó ghi nhận tháng 10 năm 2015 là nóng nhất.

Ở châu Âu, tháng 10 năm nay nóng hơn 1,1 độ C so với mức trung bình tháng 10 của 30 năm qua.

Năm 2019, dữ liệu của Copernicus thu được từ các vệ tinh và cảm biến mặt đất cũng cho thấy trái đất đã chứng kiến tháng 9, tháng 7 và tháng 6 ấm nhất trên toàn cầu, còn tháng 8 nóng thứ hai.

Những phát hiện này có nghĩa là năm 2019 gần như chắc chắn là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử, tiếp tục xu hướng nóng lên toàn cầu mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do khí nhà kính gia tăng.

Trong 12 tháng qua, nhiệt độ không khí trên bề mặt toàn cầu đạt mức trung bình trên mức trung bình 1981-2010 ở hầu hết các khu vực trên thế giới, và cao hơn ở Bắc Cực.

Các nhà khoa học của Copernicus cho biết nhiệt độ tháng 10 năm 2019 là nhiệt độ cao hơn nhiều so với mức trung bình trên các vùng của Bắc Cực, miền đông Bắc Mỹ, Trung Đông và phần lớn Bắc Phi và Nga. Nhiệt độ cũng cao hơn nhiều so mức trung bình so với miền nam Brazil, Nam Phi, miền tây và miền nam nước Úc, và hầu hết phía đông Nam Cực.

Đầu năm nay, Jean-Noel Thepaut, người đứng đầu chương trình Copernicus, đã cảnh báo châu Âu có khả năng nhìn thấy những sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn do khủng hoảng khí hậu.

Kể từ năm 2001 đến nay, trái đất đã trải qua 18 trong số 19 năm ấm nhất được ghi nhận trong lịch sử. Riêng năm 2016 là năm nóng nhất được ghi nhận kể từ khi việc giám sát bắt đầu cách đây 169 năm.

Theo Văn phòng Met của Vương quốc Anh, thập kỷ hiện tại được thiết lập kỷ lục ấm nhất hành tinh. Phát ngôn viên Grahame Madge nói với tờ The Independent dự đoán năm 2019 sẽ là một trong những năm nóng nhất.

Theo Hải Phong/Nhân dân