EVN tiếp tục được phép mua điện mặt trời áp mái và tự chịu rủi ro

Các nhà đầu tư khi thực hiện dự án phải “tự chịu rủi ro” về sự thay đổi (nếu có) so với đề xuất có trong dự thảo của Bộ Công Thương.
EVN Miền Bắc đảm bảo điện dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đánNguồn điện gió, mặt trời sẽ đạt trên 20.000 MW vào năm 2025EVN nói gì về nghi vấn nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm không khí Hà Nội?

Bộ Công Thương mới có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên quan đến việc tiếp tục mua điện từ các dự án điện mặt trời áp mái. Theo đó, Bộ Công Thương thống nhất với kiến nghị của EVN tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đề nghị EVN thông báo rõ với các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư phải “tự chịu rủi ro” về sự thay đổi (nếu có) so với đề xuất điện mặt trời trên mái nhà có trong dự thảo của Bộ Công Thương.

evn tiep tuc duoc phep mua dien mat troi ap mai va tu chiu rui ro
Nhiều người dân và DN đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

EVN cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống điện mặt trời áp mái đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; tuân thủ đúng quy định của pháp luật về không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu.

Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Việc thống nhất kiến nghị của EVN căn cứ theo Dự thảo quyết định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, giá bán điện của các hệ thống điện mặt trời áp mái là 1.916 đồng/kWh, tương đương 8,38 US/cent/kWh. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng lưu ý, cơ chế khuyến khích phát triển, giá mua điện mặt trời hiện vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó, ngày 25/12/2019, EVN đã có văn bản gửi Bộ Công Thương kiến nghị cho phép EVN chỉ đạo các Tổng công ty điện lực tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái; thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận, nhưng chưa thực hiện việc thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn chính thức.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV

Xem thêm

Liên kết