Cụ thể, khi nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới cao hơn 3,1 độ C (5,4F) so với thời kỳ tiền công nghiệp, gần 5,800 người tại New York có nguy cơ tử vong, ở Los Angeles là hơn 2.500 người, Miami là 2.300 người. Số người đối mặt với nguy cơ tử vong ở Boston và San Francisco được dự đoán sẽ thấp hơn.
Hình ảnh thảm khốc sau vụ cháy rừng xảy ra ở Paradise (Mỹ) vào năm ngoái. Ảnh: The New York Times. |
Nếu chính phủ và người dân tuân thủ các cam kết trong thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, kịch bản thảm khốc này có thể sẽ không xảy ra. Theo đó, nếu nhiệt độ trái đất chỉ tăng lên trong giới hạn 1,5 độ, tính mạng của hàng chục nghìn công dân Mỹ sẽ thoát khỏi nguy hiểm.
Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp, kể cả khi tuân theo thoả thuận Paris, quá trình này vẫn diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn, kéo theo nguy cơ về hạn hán, lũ quét, cháy rừng và huỷ hoại hệ sinh thái.
Sau khi dỡ bỏ nhiều chính sách liên quan đến cắt giảm khí thải nhà kính, đồng thời tăng cường khai thác dầu và khí đốt, Mỹ là một trong các quốc gia có tốc độ biến đổi khí hậu nhanh nhất thế giới.
Bà Kristie Ebi, chuyên gia y tế công cộng tại Đại học Washington (Mỹ) cho biết, giảm phát thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm số lượng người tử vong vì hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo nhà nghiên cứu Dann Mitchell từ Viện nghiên cứu của Đại học Bristol Muff Cabot (Mỹ), việc đưa ra cảnh báo về số người chết vì nóng lên toàn cầu sẽ gây tác động mạnh mẽ lên người dân, thay vì công bố các số liệu chuyên ngành khác.
Tổ chức Y tế Thế giới trước đây đã tuyên bố, việc giải quyết khủng hoảng về khí hậu sẽ cứu được ít nhất một triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Như vậy, đây trở thành nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia.