Gặp mặt các thành viên Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu của VUSTA

Sáng 2/7 tại Hà Nội đã diễn ra buổi gặp mặt các thành viên Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Mời độc giả đón đọc Chuyên đề khoa học số 2/2021 Tạp chí Kinh tế Môi trườngVUSTA phát động ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19TSKH Phan Xuân Dũng: Báo chí của VUSTA phải trở thành thương hiệu mạnh

Tại Quyết định số 146/QĐ-LHHVN về việc phân công nhiệm vụ Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII nhiệm kỳ 2020-2025, đồng chí Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam được giao phụ trách Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu của VUSTA, gồm 11 hội thành viên.

Sáng 2/7, thực hiện Quyết định trên, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã chủ trì buổi gặp mặt các thành viên trong Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu.

Tham dự buổi gặp mặt có Thạc sỹ Lê Duy Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của VUSTA, GS.TS Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, GS.TS Trần Thục, Chủ tịch Hội khí tượng Thủy văn Việt Nam, GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn và Vệ sinh Lao động Việt Nam, TS Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam...

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt thành viên Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu. 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho biết, TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam có nhiều đóng góp trong lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, là cánh chim đầu đàn tư vấn, phản biện trong lĩnh vực môi trường của VUSTA.

Với cương vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA phụ trách Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu, PGS.TS Trương Mạnh Tiến mong muốn trong thời gian tới sẽ tập hợp các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, biến đổi khí hậu... Thông qua buổi gặp mặt lần này, các thành viên có thể hiểu nhau hơn, nắm bắt được các thế mạnh của từng hội thành viên và đoàn kết thành một khối thống nhất đưa Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu là điểm nhấn của VUSTA trong nhiệm kỳ này.

tm-img-alt
Đại diện các hội thành viên và VUSTA tham dự buổi gặp mặt. 

Cũng theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, việc hình thành Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra một khối đoàn kết, từ đó đưa ra những ý tưởng lớn góp ích cho đất nước. Qua đó, Khối sẽ nâng tầm các hội thành viên nói riêng, Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu nói chung, rộng hơn nữa là khẳng định vai trò, vị trí của VUSTA trong việc nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến cũng mong rằng các thành viên Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu trong thời gian tới với tư duy đoàn kết để cùng nhau đi thật xa, thật dài trên cơ sở giải quyết các vấn đề bất cập liên quan đến vấn đề môi trường, khí hậu. 

Tại buổi gặp mặt, TS Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, ngoài việc phát huy được thế mạnh của từng hội viên cần phát huy được thế mạnh trong công tác truyền thông. Việc này sẽ truyền tải những ý kiến, thành tựu của từng hội thành viên, của Khối nói riêng và của VUSTA nói chung đến đông đảo quần chúng.

tm-img-alt
TS Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Ý kiến chia sẻ của TS Phạm Văn Sơn đã nhận được sự đồng tình của các nhà khoa học. Bởi các nhà khoa học của các hội thành viên từng tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến vào các vấn đề nóng của xã hội. Đơn cử như các nhà khoa học của TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tham mưu đưa ra ý kiến xử lý bùn đỏ Tây Nguyên; GS.TS Trần Thục, Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam tham gia biên soạn Luật Bảo vệ Môi trường 2020.

Ths. Nhà báo Phan Chí Hiếu, Phó Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam bày tỏ sự vinh dự khi được gặp gỡ các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực môi trường. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Ths. Nhà báo Phan Chí Hiếu đồng tình với quan điểm của TS Phạm Văn Sơn. Với vai trò Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Ths. Nhà báo Phan Chí Hiếu đã đưa ra nhiều ý kiến để phát triển công tác truyền thông của VIASEE nói riêng, VUSTA nói chung.

Theo đó, đối với VIASEE, ngoài việc duy trì phát triển Tạp chí Kinh tế Môi trường (bản in, 4 số/tháng) chuyên san khoa học, Tạp chí điện tử, mới đây, VIASEE đã phối hợp với Bộ TN&MT cho ra đời mạng xã hội Vngreen, mạng xã hội đầu tiên về môi trường ở Việt Nam. Trong thời gian tới, VIASEE sẽ có nhiều hoạt động gắn giáo dục với môi trường nhằm thay đổi ý thức của các thế hệ tương lai trong vấn đề bảo vệ môi trường sống của nhân loại.

tm-img-alt
Ths. Nhà báo Phan Chí Hiếu, Phó Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Với vai trò Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của VUSTA, ông Lê Duy Tiến đánh giá cao mô hình hoạt động theo Khối. Việc này sẽ phát huy được chuyên môn của các hội thành viên. Từ đó đưa ra ý kiến chuyên môn góp phần giải quyết các vấn đề lớn của đất nước, tư vấn chính sách cho cơ quan quản lý Nhà nước. 

tm-img-alt
Thạc sỹ Lê Duy Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của VUSTA.

Theo Thạc sỹ Lê Duy Tiến, để Khối có thể phát triển mạnh hơn, đi sâu vào các vấn đề thực tiễn trong đời sống khoa học, các hội thành viên nên tiến hành ký kết hợp tác nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Song song với đó, Khối cũng nên mở thư mục chung nhằm cập nhật các hoạt động của Khối nói chung, của các hội thành viên nói riêng đến đông đảo các nhà khoa học.

tm-img-alt
Các đại biểu hội thành viên tham dự buổi gặp mặt.

Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Tổng thư ký VUSTA Lê Duy Tiến cho rằng cần huy động các hội thành viên tham gia đóng góp cho Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; những vấn đề liên quan phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vấn đề ứng cứu sự cố môi trường; chương trình trồng 1 tỉ cây xanh; vấn đề môi trường và bảo hộ lao động; vấn đề giáo dục môi trường học đường... Đặc biệt là tiến tới Hội nghị của VUSTA về việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Khoá VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ngoài ra, cần thống nhất sẽ gặp mặt định kỳ để trao đổi thúc đẩy hoạt động của Khối và làm tốt công tác thi đua khen thưởng. 

Thạc sỹ Lê Duy Tiến khẳng đinh, để Khối có thể phát triển vững mạnh và cùng nhau đi thật xa, thật dài như lời của PGS.TS Trương Mạnh Tiến thì cần có nguồn tài chính vững mạnh. "Với vai trò Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tôi sẽ đề nghị VUSTA hỗ trợ tài chính cho Khối để duy trì và phát triển các hoạt động của mình", Thạc sỹ Lê Duy Tiến nhấn mạnh.

Được biết, trước khi nhận trọng trách Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA, TSKH Phan Xuân Dũng giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. TSKH Phan Xuân Dũng là người có nhiều ý kiến, sáng kiến quan trọng với Chính phủ trong việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Do vậy, Chủ tịch VUSTA luôn coi vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời gian tới.

11 Hội trực thuộc Khối Môi trường và Biến đổi khí hậu của VUSTA

-Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam

-Hiệp Hội Năng lượng sạch Việt Nam

-Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

-Hội KHKT Biển Việt Nam

-Hội KHKT An toàn và Vệ sinh Lao động Việt Nam

-Hội Môi trường Giao thông Vận tải Việt Nam

-Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

-Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam

-Hội Thủy lợi Việt Nam

-Hội Tưới tiêu Việt Nam

-Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam.

Nguyễn Cường

Xem thêm

Liên kết