'Giải cứu' công dân Việt Nam, đâu cần một lý do!

Chuyến bay đón 30 công dân Việt Nam trở về từ “tâm dịch" Vũ Hán (Trung Quốc) diễn ra vào một đêm lạnh buốt, khẩn trương và thận trọng từng chi tiết nhỏ. Không ai trò chuyện, chỉ có những ánh mắt không giấu nổi niềm vui sau lớp bảo hộ kín mít từ đầu tới chân.
Thủ tướng làm việc cùng các tập đoàn kinh tế tư nhânThế giới 'căng mình' chống dịch Covid-19Không thể chết trên những du thuyền 'Covid 19'!

Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc với 11 triệu dân là nơi dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019. Ngay khi thành phố bị phong toả ngày 23/1 nhằm ngăn chặn dịch lây lan, cuộc sống của người dân dường rất khó khăn, thực phẩm cạn kiệt và tăng giá, khẩu trang y tế “cháy hàng”, bệnh viện quá tải… Số ca nhiễm Covid-19 tăng từng phút, hàng nghìn người đã tử vong. Ðáng sợ hơn, nhiều người không được xét nghiệm và chẩn đoán đầy đủ, trốn tránh khai báo biểu hiện bệnh hay tự cách ly ở nhà… trở thành nguồn lây nhiễm chéo.

giai cuu cong dan viet nam dau can mot ly do
Chiến dịch đặc biệt “giải cứu” công dân Việt Nam khỏi vùng dịch Covid-19 tại Vũ Hán sau khi thành phố bị phong toả.

Không chỉ Vũ Hán, rất nhanh sau đó nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc đều xuất hiện ca mắc Corona với tốc độ lây lan nhanh, tình hình trở nên nguy cấp khiến WHO cũng phải liên tục thay đổi mức cảnh báo và sớm nâng lên mức cảnh báo dịch toàn cầu. Nỗi sợ hãi, tuyệt vọng của những người dân nước này cũng như các công dân quốc tế đang sinh sống và làm việc tại đây ngày một dâng cao. Họ tìm mọi cách để hồi hương, người may mắn được Chính phủ đón bằng chuyên cơ riêng, số khác chấp nhận bị mắc kẹt lại giữa ổ dịch, cầu nguyện phép màu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nguyện vọng của công dân, ngày 10/2/2020, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với Ðại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh và các cơ quan liên quan đã triển khai ngay chuyến bay đưa 30 công dân Việt Nam rời khỏi Vũ Hán về nước. Vào lúc 21h55 phút tối 9/2, trong giá lạnh và mưa phùn, chuyến bay HVN68 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã khởi hành từ sân bay Nội Bài sang Vũ Hán. Chuyến đi này, ngoài nhiệm vụ đón công dân về nước, Chính phủ và nhân dân cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam còn chuẩn bị và mang theo nhiều trang thiết bị y tế tặng Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, ủng hộ các hãng hàng không Trung Quốc.

giai cuu cong dan viet nam dau can mot ly do
Những công dân Việt Nam được “giải cứu” sau khi Vũ Hán bị phòng toả.

Chuyến bay đặc biệt này chính là hành động khẩn trương của Chính phủ với tinh tần sẵn sàng đón công dân về nước, không kỳ thị, xa lánh, đồng thời lan toả thông điệp về sự đoàn kết hỗ trợ quốc tế phòng chống đại dịch.

Ðể đảm bảo hạn chế lây nhiễm virus Covid-19 trong suốt quá trình xuất và nhập cảnh, toàn bộ 30 công dân và phi hành đoàn được mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, bọc giầy... Không ai được phép rời khỏi khu vực làm thủ tục riêng và được nhà chức trách kiểm tra thân nhiệt kĩ lưỡng trước khi rời đi. 30 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán hiện có 1 thai phụ và 1 em bé, đều có tình trạng sức khoẻ tốt, không có biểu hiện sốt, được các nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ kĩ lưỡng. Suốt hành trình bay dài 9 tiếng là sự im lặng, hồi hộp nhưng chan chứa tình cảm đồng bào. Sáng ngày 10/2, chuyến bay HVN68 đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay quốc tế Vân Ðồn (Quảng Ninh) trong niềm vui vỡ oà của tất cả mọi người. Toàn bộ 15 thành viên phi hành đoàn, 3 y bác sĩ, 30 hành khách được làm thủ tục khử trùng, kiểm tra y tế ngay khi vừa hạ cánh.

Những cuộc gọi cho người thân được thực hiện ngay khi xuống máy bay tuy ngắn gọn nhưng là niềm hạnh phúc vô bờ đối với 30 công dân, cũng như gia đình họ. Bởi vì ngay sau đó họ phải trải qua thời gian cách ly y tế 14 ngày, hoàn toàn khoẻ mạnh thì mới được trở về đoàn tụ với gia đình.

“Ðây có lẽ là một kỷ niệm mà tôi sẽ không thể nào quên. Dù là nhiệm vụ, công việc của Hãng Hàng không Quốc gia, nhưng khi triển khai xuống anh em phi công, trước tiên, đó là tinh thần tự nguyện, xung phong”, Cơ phó Ðường Trung Dũng chia sẻ sau chuyến bay. Vị cơ phó này là một trong 15 thành viên phi hành đoàn được tuyển chọn và tình nguyện lên đường làm nhiệm vụ bay vào “tâm dịch” để “không đồng bào nào bị bỏ rơi”. Họ thực sự là những “chiến binh quả cảm”!

Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán giờ đây là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, trở thành nỗi sợ hãi của các quốc gia có công dân hàng ngày đối mặt nguy cơ bị lây nhiễm, mang mầm bệnh, không được chăm sóc và kiểm tra y tế đầy đủ. Ðã có hơn 77.000 người bị nhiễm bệnh và hơn 2.400 người đã tử vong ở nước này (tính đến ngày 23/2) và con số vẫn chưa dừng lại.

Những ngày qua, cả thế giới lại hoảng sợ khi Nhật Bản và Hàn Quốc công bố tình trạng dịch bùng phát và tăng nhanh. Ðây là hai quốc gia đang có vài chục nghìn công dân Việt Nam sinh sống và làm việc. Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao ngày 23/3, hiện có khoảng 200.000 người Việt tại Hàn Quốc, trong đó có gần 27.000 người đang ở vùng có dịch Daegu và Bắc Gyeongsang. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ động và khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.

Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp người Việt nào ở các quốc gia này mắc corona, nhưng sự hỗ trợ về mặt y tế, thuốc men, cũng như động viên tinh thần để những đồng bào xa quê vượt qua giai đoạn khó khăn là thực sự cần thiết.

Corona có thể ập đến với bất kỳ ai ở vùng dịch nguy hiểm. Có thể sẽ có thêm những chuyến bay “giải cứu” công dân Việt với quy mô hàng nghìn, chục nghìn người như từng đưa 10.000 lao động Lybia về nước 10 năm trước, có thể sẽ cần những đợt quyên góp viện trợ khẩn cấp cho đồng bào ở các vùng dịch, mà cuộc sống, công việc làm ăn khó khăn, thiệt hại không thể kể hết… Và trong hoàn cảnh dịch bệnh, những giải pháp kịp thời hỗ trợ từ Chính phủ, sự chung tay của cộng đồng đã và đang lan toả thông điệp tình người “cứu người hơn xây bảy toà tháp”!

Thiên Di
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường