Giải cứu hơn 140 cá thể động vật hoang dã từ đầu năm 2019

Trong 7 tháng đầu năm 2019, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 146 cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) gồm nhiều loài quý hiếm như: voọc, mèo rừng, rùa biển, khỉ, tê tê, rái cá…
Động thực vật hoang dã gặp khủng hoảng tuyệt chủng lớn nhất lịch sử46 cá thể động vật hoang dã được cứu hộ trong tháng 6/2019Châu Âu: Báo động tình trạng buôn bán động vật hoang dã

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đóng ba vai trò quan trong trong đường dây buôn bán ĐVHD trái phép: Với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, Việt Nam là nơi cung cấp các loài ĐVHD cho thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc; Với số lượng người dân thành thị có mức thu nhập cao đang tăng lên, Việt Nam cũng là nơi tiêu thụ các loài ĐVHD bị săn bắt ở trong nước và quốc tế; Nằm ở vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là nơi trung chuyển của đường dây buôn bán động vật hoang dã tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.

giai cuu hon 140 ca the dong vat hoang da tu dau nam 2019
Một số cá thể động vật hoang dã được cứu hộ. Ảnh: ENV

Theo số liệu năm 2017, có 1.352 trường hợp vi phạm về ĐVHD. Bao gồm 65,2% buôn bán và quảng cáo, 21,1% nuôi nhốt trái phép và 1,61% săn bắt ĐVHD.

829 trường hợp được ghi nhận qua đường dây nóng do người dân báo, so với năm 2016 tăng 29%. Trong số này, có đến 399 trường hợp được giải quyết, tỷ lệ thành công 48%, so với năm 2016 đã tăng 6%. Việc vi phạm bảo vệ ĐVHD diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh TP HCM, Vũng Tàu, Hà Nội…

Nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán, hoặc ít nhất là giảm thiểu hoạt động này, hàng loạt biện pháp đã được thực hiện, như nâng cao cơ chế thực thi luật pháp, các hoạt động giáo dục, và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Khi không còn nhu cầu tiêu thụ ĐVHD, hoạt động buôn bán trái phép này chắc chắn sẽ chấm dứt.

giai cuu hon 140 ca the dong vat hoang da tu dau nam 2019
Một cá thể mèo rừng được cứu hộ tại Thanh Hóa. Ảnh: ENV

Trong 7 tháng đầu năm 2019, ENV đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 146 cá thể ĐVHD gồm nhiều loài quý hiếm như: voọc, mèo rừng, rùa biển, khỉ, tê tê, rái cá…

Một trong những vụ việc nổi bật là cứu hộ 21 cá thể rùa quý hiếm bị rao bán tại một khu chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trước đó, một tình nguyện viên của ENV đã phát hiện ra hành vi này và thông báo với ENV. Theo cơ quan chức năng địa phương, tất cả số rùa này đều thuộc các loài rùa quý hiếm, được pháp luật bảo vệ như: Rùa hộp trán vàng miền Trung, rùa ba gờ, rùa núi viền, rùa Pulkin,… Sau khi được cứu hộ, những cá thể rùa này đều đã được thả về môi trường tự nhiên.

giai cuu hon 140 ca the dong vat hoang da tu dau nam 2019
Một cá thể rùa biển được cứu hộ và thả trả về với môi trường tự nhiên. Ảnh: ENV

Tính riêng trong tháng 7, ENV đã phối hợp với cơ quan chức năng cứu hộ 17 cá thể ĐVHD.

Mọi sự hỗ trợ từ cộng đồng trong việc ngăn chặn tội phạm về ĐVHD hãy liên hệ Đường dây nóng 1800 - 1522, từ đó góp sức chấm dứt hoạt động buôn bán, nuôi nhốt trái phép ĐVHD tại Việt Nam.
Bảo Khanh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường