Động thực vật hoang dã gặp khủng hoảng tuyệt chủng lớn nhất lịch sử

Trước cuộc khủng khoảng tuyệt chủng các loài động vật lớn trên thế giới, Tổ chức quốc tế đối xử nhân đạo với động vật (HSI) và Tổ chức đối xử nhân đạo Mỹ (HSUS) kêu gọi lãnh đạo cấp cao các nước cùng chung tay hành động ngay trước thềm hội nghị CITES CoP18.
46 cá thể động vật hoang dã được cứu hộ trong tháng 6/2019Châu Âu: Báo động tình trạng buôn bán động vật hoang dãBiến đổi khí hậu làm giảm kích thước các loài động vật hoang dã

Động thái quyết liệt của thế giới

HSI và HSUS đã đề nghị lãnh đạo cấp cao các nước cùng hành động trước cuộc khủng khoảng tuyệt chủng ngay trước thềm hội nghị các nước thành viên của công ước Liên hợp quốc (LHQ) về buôn bán quốc thế các loài động vật, thực vật nguy cấp lần thứ 18 (CITES CoP18).

Cuộc khủng hoảng này được đề cập trong một báo cáo của LHQ (UN report) công bố vào tháng 5/2019. Báo cáo này chỉ ra rằng, các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị suy giảm với một tốc độ chóng mặt chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người. Bởi vậy, thế giới cần bảo tồn hươu cao cổ, voi, tê giác, sư tử, bò sát, ếch, cá mập trước khi quá muộn.

dong thuc vat hoang da gap khung hoang tuyet chung lon nhat lich su
Nhiều loài động vật bị săn bắn mạnh trong nhiều năm quá dẫn tới số lượng suy giảm nhanh chóng. Hàng trăm cá thể tê tê bị buôn bán trái phép mỗi năm khiến số lượng loài này đang suy giảm nghiêm trọng tại châu Á - Ảnh: Trí thức trẻ.

Ông Jeffrey Flocken, Chủ tịch của HSI cho biết: Cảnh báo của các chuyên gia LHQ cho rằng 1 triệu trong số khoảng 8 triệu loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, chúng ta không còn thời gian để đưa ra những chính sách rụt rè. Chúng ta cần hành động từ cộng đồng của các quốc gia trước khi quá muộn. Không ai cần đồ trang sức bằng ngà voi, súp vi cá mập, các chiến lợi phẩm săn bắn từ đầu sư tử Nam Phi, hay các gối làm từ da hươu cao cổ.

Điều tất cả chúng ta cần là sự sống còn của những loài này nhằm gìn giữ một hành tinh xanh bền vững. Thông qua các hiệp ước đa phương như CITES, hệ thống pháp luật và các chính sách thực thi cấp quốc gia, chúng ta phải hợp tác tích cực hơn để ngăn chặn sự khai thác tàn nhẫn không ngừng nghỉ đang đẩy các loài động vật quý hiếm đến bờ vực tuyệt chủng trên toàn thế giới”.

dong thuc vat hoang da gap khung hoang tuyet chung lon nhat lich su
Tê giác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong nhiều năm qua - Ảnh: ENV.

Báo cáo mang tính cảnh báo của LHQ tại diễn đàn Chính sách - Khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái, đánh giá những thay đổi trong năm thập kỷ qua. Báo cáo kết luận rằng hơn 40% các loài lưỡng cư, và hơn 1/3 của tất cả các động vật biển đang bị đe dọa. Ít nhất 680 loài động vật có xương sống đã bị tuyệt chủng kể từ thế kỷ 16.

Trong hội nghị CITES CoP18 lần này, dự kiến có tới 251 loài động vật sẽ được xem xét để tăng cường hoặc nới lỏng việc bảo vệ các loài hoang dã bị ảnh hưởng nặng nề từ vấn nạn buôn bán thương mại quốc tế, bao gồm: hươu cao cổ, voi châu Phi, tê giác trắng phương nam, cá mập mako, cá đuối, rùa sao Ấn Độ và ếch thuỷ tinh.

Hành động của Việt Nam

Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự bảo vệ tốt hơn cho rùa, như rùa hộp trán vàng (hoặc là rùa hộp bua-rê), bị truy lùng để làm thức ăn cho người và đáp ứng nhu cầu buôn bán thú cưng. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Việt Nam và Liên minh châu Âu tìm cách bảo vệ 40 loài thằn lằn chi Gnoiuroseurus, cá cóc chi Paramesotriton và cá cóc sần giống Tylototriton như thằn lằn cá sấu, cá cóc sần trung hoa hiện chưa được liệt kê vào danh sách nào và bị đe dọa do việc khai thác để làm thức ăn hoặc đáp ứng cho thị trường buôn bán thú cưng.

dong thuc vat hoang da gap khung hoang tuyet chung lon nhat lich su
Hàng tấn rùa biển bị bắt giữ trong vụ án có số lượng rùa biển bị bắt giữ lớn nhất thế giới năm 2018 - Ảnh: ENV.

Ngày 30/7, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam cùng đối tác là Mạng lưới giám sát, bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu vừa tổ chức hội thảo: “Bảo tồn các loài hoang dã và Du lịch có trách nhiệm”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong những năm qua, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Năm 2018, Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2019, Việt Nam đạt mục tiêu đón 17,5 – 18 triệu lượt khách quốc tế.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đối với ngành du lịch, du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên luôn được xác định là một trong những sản phẩm du lịch chính, được ưu tiên phát triển trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam.

Để làm tốt công tác bảo tồn động vật hoang dã, những người làm du lịch cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn sự đa dạng sinh học cũng như tuyên truyền đến du khách về vấn đề này.

Để góp phần giảm thiểu buôn bán trái phép động vật hoang dã, các doanh nghiệp du lịch cần có cam kết thực hiện việc du lịch động vật hoang dã có trách nhiệm, không mua bán và sử dụng các sản phẩm bắt nguồn từ động vật hoang dã; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân và khách du lịch không tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã, định hướng tới người dân những sản phẩm được buôn bán bền vững; Khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo vệ các giống loài hoang dã nguy cấp; Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn môi trường sống cho các giống loài hoang dã.

Việt Nam khuyến khích cộng đồng, khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan nhà nước, tổ chức, hiệp hội, truyền thông chung tay hành động trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các giá trị tự nhiên, phát triển du lịch có trách nhiệm, đem đến lợi ích cho chính chúng ta và các thế hệ tương lai.

Phúc Thanh
Phúc Thanh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường