Giảm một nửa vụ săn trộm tê giác Nam Phi trong 6 tháng

Số lượng tê giác Nam Phi bị những kẻ săn trộm giết đã giảm một nửa trong 6 tháng đầu năm, một phần nhờ việc phong tỏa do Covid-19 làm phá vỡ các đường dây buôn lậu quốc tế.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 'Nữ hoàng loài linh trưởng'Khám phá sự đa dạng sinh thái Vườn Quốc gia Bái Tử LongDừng gây nuôi thương mại động vật hoang dã để bảo tồn đa dạng sinh học
Tê giác trắng ở công viên quốc gia Kruger, Nam Phi, nơi nạn săn trộm đã giảm trong nửa đầu năm 2020. Ảnh: Alamy.

Bộ trưởng Môi trường, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi Barbara Creecy cho biết hôm 31-7, trong 6 tháng đầu năm, 166 con tê giác đã bị săn trộm ở nước này, giảm 53% so với số lượng 316 tê giác bị giết trong nửa đầu năm 2019.

Nam Phi trong nhiều năm đã chiến đấu với nạn săn trộm tê giác do nhu cầu vô độ đối với sừng tê giác ở châu Á, nơi sừng được sử dụng làm thuốc đông y.

Theo Bộ Môi trường, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi, thành công trong việc làm chậm tốc độ săn trộm tê giác trong một thập kỷ qua là nhờ việc hạn chế du lịch giữa các quốc gia trong thời gian phong tỏa do Covid-19.

Nhưng Bộ trưởng Creecy cảnh báo, vì việc giãn cách đã dần được dỡ bỏ và các công viên mở cửa trở lại, do đó nạn săn trộm tê giác cũng sẽ tăng dần.

Trong 3 tháng kể từ khi lệnh phong tỏa được thực hiện vào ngày 27/3 cho đến cuối tháng 6, 46 con tê giác đã bị giết trên toàn Nam Phi, bà cho biết.

Sừng tê giác có thành phần chủ yếu là keratin, chất tương tự như trong móng tay của con người. Nó thường được bán ở dạng bột và được quảng cáo là thuốc chữa ung thư và các bệnh khác.

Hoa Lan
Theo Báo Nhân Dân

Xem thêm

Liên kết