Nhân viên của WMP thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ở Bzasil. |
Từ năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tiêm Wolbachia vào trứng của muỗi vằn và thả những con côn trùng nở ra, chúng lây truyền sự bảo vệ này sang con của chúng. Nhưng nghiên cứu này vẫn đang chờ đợi bằng chứng cho thấy nó thực sự làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho người.
Và trong tuần này, các nhà khoa học đã ghi nhận được những dấu hiệu khả quan trong kết quả sơ bộ từ một số thử nghiệm ở các khu vực nhiệt đới đang có virus do muỗi truyền như sốt xuất huyết. Ở một số khu vực đã thả muỗi mang vi khuẩn, các nghiên cứu được thực hiện bởi Chương trình Muỗi Thế giới phi lợi nhuận (WMP) cho thấy tỉ lệ sốt xuất huyết, căn bệnh gây sốt và đau khớp nghiêm trọng và không có cách điều trị cụ thể, giảm tới 76%.
“Những chỉ số đầu tiên rất triển vọng”, ông Marcelo Jacobs-Lorena, nhà di truyền học tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, người đã tham gia nghiên cứu, cho biết.
Vi khuẩn Wolbachia tự nhiên sinh sống trên nhiều loài côn trùng, cho dù đó không phải muỗi vằn. Trong tế bào muỗi, vi khuẩn này có thể ngăn chặn các loại virus như virus sốt xuất huyết và sau đó lây nhiễm vào vật chủ mới khi muỗi đốt. Những người đề xuất nói rằng phương pháp này có thể bổ sung cho các phương pháp truyền thống như thuốc xịt côn trùng vốn thường không kiểm soát được căn bệnh. Và bởi vì vi khuẩn tự phân tán trong vật mang, nó có thể hiệu quả hơn về mặt chi phí so với các phương pháp giảm số lượng muỗi như kỹ thuật di truyền.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu của WMP, sau hơn 4 năm sau khi phát tán thử nghiệm những con muỗi bị nhiễm bệnh ở Townsville, Australia, chỉ có bốn trường hợp mắc sốt xuất huyết tại địa phương được ghi nhận. Trong giai đoạn trước đó kể từ năm 2001, không bao giờ có ít hơn 69 trường hợp.
Nhưng để bằng chứng về ảnh hưởng của vi khuẩn Wolbachia chắc chắn hơn, đòi hỏi phải so sánh tỉ lệ nhiễm bệnh ở các khu vực thả muỗi mang vi khuẩn với những địa điểm không được tiến hành gần đó. Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ tại đây tuần này, nhà dịch tễ học của WMP Katie Anders của Đại học Monash ở Melbourne, Úc, đã trình bày kết quả từ các thử nghiệm ở các phía đối chứng trên toàn cầu. Ở ngoại ô thành phố Yogyakarta, Indonesia, các quan chức y tế địa phương ghi nhận số ca nhiễm sốt xuất huyết ít hơn 76% trong 2,5 năm sau khi thả muỗi Wolbachia so với khu vực kiểm soát gần đó. Và một khu vực được điều trị ở Niterói, Brazil, đã thấy các trường hợp mắc chikungunya ít hơn 75% so với các địa điểm không được điều trị. (Việc giảm các ca sốt xuất huyết khó đánh giá hơn vì tỉ lệ thường thấp trong suốt quá trình thử nghiệm).
Những kết quả này dựa trên dữ liệu giám sát sức khỏe cộng đồng, có thể bao gồm những điểm không chính xác và chẩn đoán sai, Anders thừa nhận. Nhưng, “chúng tôi vẫn thấy một tín hiệu khả quan”, cô nói.
Không phải luôn dễ dàng làm cho vi khuẩn Wolbachia lây lan và tồn tại trong quần thể muỗi hoang dã. Nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của WMP, Cameron Simmons, cũng từ Đại học Monash lưu ý rằng, mức độ vi khuẩn bất ngờ giảm xuống trong một khu vực nghiên cứu tại Việt Nam. Nhiệt có thể đã góp phần gây ra hiện tượng này. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy ấu trùng muỗi vằn phát triển trong môi trường nóng hơn có mức vi khuẩn Wolbachia thấp hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu khác đang thả và theo dõi một chủng Wolbachia khác có thể chống lại nhiệt độ cao tốt hơn. Steven Sinkins, một nhà sinh vật học về vật mang mầm bệnh tại Đại học Glasgow, Vương quốc Anh, và các cộng tác viên của anh ta đã thả những con muỗi mang vi khuẩn trong và xung quanh các căn hộ, nhà ở và khu vực mua sắm ở Kuala Lumpur, Malaysia. Trong một nghiên cứu thử nghiệm trên sáu địa điểm thả muỗi, được công bố trong tuần này trên tờ Current Biology, nhóm nghiên cứu của Sinkins báo cáo đã giảm 40% các trường hợp sốt xuất huyết so với các địa điểm tương tự không có thả muỗi.
Cả hai nhóm hiện đang tiến hành các thử nghiệm lớn hơn. Ở trung tâm thành phố Yogyakarta (ở Indonesia), WMP đã khoanh ra 24 địa điểm thả muỗi mang vi khuẩn và đối chứng ngẫu nhiên. Từ các phòng khám địa phương, họ sẽ xác định bệnh nhân bị sốt xuất huyết và những người có nguyên nhân gây sốt khác, sau đó so sánh tỉ lệ sống trong các khu vực được có thả vi khuẩn Wolbachia và khu vực đối chứng. Thử nghiệm đó là “tiêu chuẩn vàng”, Fred Gould, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học bang North Carolina ở Raleigh, Mỹ nói.
Nếu kết quả vào năm tới rõ ràng hơn để hỗ trợ bằng chứng sơ bộ rằng vi khuẩn Wolbachia làm giảm sốt xuất huyết, Tổ chức Y tế Thế giới có thể phê duyệt để chủng vi khuẩn này sử dụng rộng rãi hơn.