Hiệu ứng nhà kính là gì?

Đối với môi trường, hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển Trái Đất do sức nóng của phần ánh sáng mặt trời không thể phản xạ ra bên ngoài.
Vì sao Singapore cấm sử dụng kính phản quang quá mạnh trong xây dựng?Hà Nội: Dân than trời vì bị ‘ngộ độc ánh sáng’ từ dự án số 5 Lê Duẩn của Tập đoàn DOJIQuá tải lưới điện do phát triển nóng các dự án năng lượng tái tạo

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên.

hieu ung nha kinh la gi
Jean Baptiste Joseph Fourier - Nhà toán học, nhà vật lý người Pháp (1768 - 1830) - (Ảnh: univ).

Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng Hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
hieu ung nha kinh la gi
Chu trình hiệu ứng nhà kính - Ảnh minh họa.

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức, CO2 đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng.

Theo phân tích trong 200 năm qua nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5 độ C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5 độ C; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.
Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết