Kha tử - vị thuốc trị viêm họng hiệu quả

Các thử nghiệm lâm sàng đã công nhận chế phẩm từ cây kha tử có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, đây là thảo dược hàng đầu chữa viêm họng, khản tiếng.
Công dụng tuyệt vời từ hoa atiso đỏBài thuốc hay từ cây rau má

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của kha tử trong điều trị viêm họng, khản tiếng bằng các nghiên cứu lâm sàng. Trước hết là tác dụng giảm ho, thử nghiệm lâm sàng cho thấy hoạt chất polysaccharid trong kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt.

kha tu vi thuoc tri viem hong hieu qua
Quả kha tử trị bệnh viêm họng rất hiệu quả - Ảnh minh họa

Tác dụng dược lý này của polysaccharid thậm chí cao hơn so với những chất chống ho mạnh nhất trong thí nghiệm lâm sàng như codein. Cụ thể, sau khi uống chiết xuất kha tử từ 30, 60, 120, 300 phút, người bệnh đã giảm rõ rệt phản xạ ho ngay từ phút 30.

Không chỉ vậy, nhờ chất alloyl nên kha tử sở hữu hoạt tính kháng virus. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các virus loại 1 và một số virus làm giảm hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, chất retrovirus trong kha tử đồng thời bảo vệ tế bào mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

kha tu vi thuoc tri viem hong hieu qua
Các hoạt chất tạo nên tác dụng của quả kha tử - Ảnh minh họa

Các chuyên gia y dược học cũng nhận định và chứng minh hoạt tính kháng khuẩn trong quả kha tử với hàm lượng tamin giàu có (chiếm 51,3%) tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic. Sự tồn tại của hoạt chất đặc biệt này đã khiến kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ.

Dựa trên hoạt tính dược lý lợi thế đó, con người hiện đại đã không ngừng nghiên cứu, cho ra các chế phẩm kha tử với tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, pseudomonas aeruginosa, salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.

Với hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn như trên, kha tử chính là giải pháp giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm họng, khản tiếng.

Diệu Nguyên (T/h)
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết