Khẩn trương cứu trợ người dân vùng lũ miền Trung

Ngày 14/10, tại các tỉnh miền Trung trời tạnh ráo nhưng nhiều nơi nước vẫn còn ngập sâu. Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu trợ người dân vùng lũ.
Các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên chịu thiệt hại nặng nề do bão số 6Chủ động triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lũMiền Bắc và miền Trung đang trong tình thế thiên tai cực kỳ nguy hiểm
tm-img-alt
Dùng dây thừng cùng phao cứu hộ để vận chuyển hàng qua con suối dữ.

Người này sẽ mặc áo phao và lấy hết sức để bơi qua bờ phía bên kia, cố định sợi dây thừng. Sau đó, dùng 1 chiếc phao cứu sinh luồn vào dây thừng như 1 bệ đỡ hàng để đưa hàng qua lại. Nhờ cách làm này, xã đã vận chuyển được 49 thùng mỳ tôm, 5 tấn gạo và nước uống cùng nhiều mặt hàng thiết yếu sang tiếp tế cho bà con bị ngập lụt.

Trong những ngày mưa lũ gây ngập lụt trên diện rộng, nhiều tổ chức, cá nhân phối hợp với chính quyền đi ghe, cano vào tận những vùng bị ngập sâu, chia cắt để tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

tm-img-alt
Vận chuyển nhu yếu phẩm qua suối cho người dân bị cô lập. 

Ông Lê Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết, bà con bị nước lũ cô lập, không có nước, không có điện, đồ ăn cạn kiệt; những suất quà, đồ ăn, nước uống được các tổ chức cá nhân hỗ trợ giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt.

tm-img-alt
Vận chuyển hàng hóa vào vùng rốn lũ hỗ trợ bà con.

“Xã đã chủ động đến vùng sâu nhất, địa bàn thấp trung nhất của địa phương để hỗ trợ, ứng cứu. Các tổ chức cá nhân đã quan tâm kịp thời, hỗ trợ bà con vùng lũ. Các phần quà này địa phương có trách nhiệm chuyển đến tận tay cho bà con sớm nhất”, ông Huân nói.

tm-img-alt
Dọn lũ ở thành phố Hội An.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn cứu trợ của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có mặt tại sân bay Phú Bài, thị xã Hương Thủy mang theo 1.200 thùng mì ăn liền, 2 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác. Để kịp thời vận chuyển mì ăn liền, gạo đến được với bà con vùng lũ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động mọi phương tiện, lực lượng tàu thuyền để tham gia vận chuyển đồ ăn nước uống cho người dân các vùng ngập lụt sâu.

Còn tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, khi nước lụt bắt đầu rút,  người dân địa phương đã bắt tay ngay vào dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống. Công ty Cổ phần công trình Công cộng Hội An huy động 200 người làm việc trong ba ngày dọn khoảng 400 tấn bùn đất, rác thải ở thành phố sau lũ.

tm-img-alt
Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam tiếp tục cứu trợ những hộ khó khăn.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam cũng đã kịp thời giúp đỡ người dân vùng lũ các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên; hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào huyện miền núi cao Tây Giang, các xã ở vùng B huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình và Phú Ninh là những nơi còn bị cô lập do nước ngập sâu.

Ông Phan Công Ry, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam cho biết: “Trước mắt là khảo sát đánh giá thiệt hại nhu cầu của các vùng dân cư bị ngập sâu, bị ảnh hưởng nặng mưa bão số 5 và mưa bão số 6 để xác định nhu cầu của người dân về sinh kế, về lương thực, thực phẩm, lập kế hoạch, tiếp nhận hàng cứu trợ để phân phối, phân bổ, hướng tới những vùng đặc biệt như Tây Giang bị sạt lở, bị hư nhà cửa, bị mất sinh kế, hướng tới vùng bị chia cắt, cô lập nhiều, những vùng sâu Đại Lộc và Thăng Bình”.

tm-img-alt
Lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm tàu ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Liên quan đến vụ chìm tàu khi đang neo đậu trên sông Trường Giang, tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam khiến 3 người mất tích, đến tối qua (13/10), lực lượng chức năng đã phát hiện thi thể của ông Nguyễn Diệp, 47 tuổi, bị mắc kẹt trong cabin tàu cá QNa-90499 TS.

Hiện lực lượng cứu nạn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân còn lại là anh Nguyễn Phúc Đạo, 23 tuổi, con trai ông Diệp.

Thanh Hiếu - Thanh Thắng
Theo (VOV)

Xem thêm

Liên kết