Hiệu ứng nhà kính là gì?
Trong nhà kính, ánh sáng mặt trời đi vào và nhiệt được giữ lại. Hiệu ứng nhà kính mô tả một hiện tượng tương tự trên quy mô hành tinh nhưng thay vì lớp kính của nhà kính, một số loại khí nhất định đang ngày càng làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
Bề mặt Trái Đất chỉ hấp thụ chưa đến một nửa năng lượng của mặt trời, trong khi bầu khí quyển hấp thụ 23% và phần còn lại được phản xạ trở lại không gian. Các quá trình tự nhiên đảm bảo rằng lượng năng lượng đến và đi bằng nhau, giữ cho nhiệt độ của hành tinh ổn định.
Tuy nhiên, hoạt động của con người dẫn đến việc tăng phát thải khí nhà kính. Không giống như các khí khác trong khí quyển như oxy và nitơ, khí nhà kính bị mắc kẹt trong bầu khí quyển, không thể thoát ra khỏi hành tinh. Khí nhà kính trở lại bề mặt, nơi nó được tái hấp thu.
Vì năng lượng đi vào nhiều hơn năng lượng đi ra khỏi hành tinh, khiến nhiệt độ bề mặt tăng lên cho đến khi đạt được sự cân bằng mới.
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có tác động lâu dài, bất lợi đến khí hậu và ảnh hưởng đến vô số hệ thống tự nhiên. Các tác động bao gồm sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão, ảnh hưởng đến hàng triệu người và gây thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
Ông Mark Radka, chuyên gia về năng lượng và khí hậu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Phát thải khí nhà kính do con người tạo ra gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Nếu chúng ta không có hành động khí hậu mạnh mẽ, các tác động này sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn”.
Để hiểu và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, cần hiểu rõ về phát thải khí nhà kính. Mặc dù khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, khí nhà kính đã giảm, nhưng Báo cáo Khoảng cách phát thải mới nhất của UNEP cho thấy sự gia tăng trở lại và dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,7 độ C trong thế kỷ này nếu các quốc gia không nỗ lực hơn để giảm lượng khí thải.
Hoạt động của con người tạo ra các khí nhà kính như thế nào?
Than, dầu và khí đốt tự nhiên tiếp tục cung cấp năng lượng cho nhiều nơi trên thế giới. Cacbon là nguyên tố chính trong các loại nhiên liệu này và khi chúng được đốt cháy để tạo ra điện, vận chuyển năng lượng hoặc cung cấp nhiệt, chúng sẽ tạo ra CO2.
Khai thác dầu khí, khai thác than và bãi chôn lấp rác thải chiếm 55% lượng khí metan do con người gây ra. Khoảng 32% lượng khí thải metan do con người thải ra là do bò, cừu và các loài nhai lại khác lên men thức ăn trong dạ dày của chúng. Phân hủy phân và trồng lúa cũng gây phát thải khí metan trong ngành nông nghiệp.
Khí thải oxit nitơ do con người gây ra phần lớn phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp. Vi khuẩn trong đất và nước chuyển đổi nitơ thành oxit nitơ một cách tự nhiên, nhưng việc sử dụng phân bón và thải ra ngoài sẽ làm tăng thêm quá trình này bằng cách đưa nhiều nitơ vào môi trường hơn.
Khí flo – chẳng hạn như hydrofluorocarbon, perfluorocarbon và lưu huỳnh hexafluoride – là những khí nhà kính không xuất hiện tự nhiên. Hydrofluorocarbon là chất làm lạnh được sử dụng thay thế cho chlorofluorocarbon (CFC) – chất làm suy giảm tầng ozon, đã bị loại bỏ dần nhờ Nghị định thư Montreal. Những khí nhà kính khác được sử dụng trong công nghiệp và thương mại.
Mặc dù các khí nhà kính Flo hóa ít phổ biến hơn nhiều so với các khí nhà kính khác và không làm suy giảm tầng ozon như khí CFC, nhưng chúng vẫn rất mạnh. Trong khoảng thời gian 20 năm, khí Flo tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu gấp 16.300 lần so với CO2.
Kịch bản khí nhà kính trong tương lai
Các kịch bản phát thải khí nhà kính từ SRES về trước được thực hiện dựa trên cách tiếp cận tuần tự. Những kịch bản này đưa ra một phổ giả định rộng lớn về các nhân tố chính tác động đến phát thải trong tương lai như dân số, sự phát triển kinh tế, cấu trúc của hệ thống năng lượng, mức độ thay đổi công nghệ, và thay đổi sử dụng đất, từ đó tính toán lượng phát thải tương ứng.
Với cách tiếp cận này, quá trình xây dựng kịch bản và các đánh giá, hoạt động ứng phó theo kèm sẽ bao gồm các bước tuần tự như sau: xây dựng các kịch bản kinh tế xã hội, xây dựng các kịch bản phát thải khí nhà kính trong tương lai, đánh giá các tác động của các kịch bản phát thải này lên hệ thống khí hậu, hay nói một cách khác là thực hiện dự tính BĐKH, triển khai các hoạt động đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, thích ứng, và chiến lược giảm nhẹ BĐKH.
Theo thời gian, các kịch bản phát thải khí nhà kính được xây dựng mới nhằm phản ánh những tiến bộ trong các nghiên cứu, những thay đổi trong các chính sách hợp tác phát triển trên thế giới, nhằm tích hợp các số liệu mới cũng như hỗ trợ các phân tích đánh giá và các mô hình khí hậu có mức phức tạp càng ngày càng cao. Với các kịch bản sử dụng từ Báo cáo đánh giá lần thứ năm của IPCC năm 2013, cách tiếp cận song song đã được áp dụng.
Việt Nam nỗ lực đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về BĐKH.
Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh và tăng cường thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có tiềm năng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và chất thải cũng như tăng cường khả năng hấp thụ các-bon trong lĩnh vực sử dụng đất.
Nỗ lực của ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp vào việc cải thiện môi trường cũng đáng ghi nhận. Cũng giống như những “ngành công nghiệp có khói” khác, hằng năm ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá phát thải lượng lớn CO2 ra môi trường.
Ngoài chất thải trực tiếp do sản xuất, phân phối, vận chuyển, việc hút thuốc lá cũng tác động mạnh mẽ gây nên ô nhiễm không khí. Khói từ thuốc lá điếu đốt cháy là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, nơi công cộng…
Chính vì thế, trong chuỗi chiến lược phát triển bền vững, ngành thuốc lá cũng đã có nhiều ứng dụng khoa học để vừa giải quyết vấn đề giảm thiểu tác hại của sản phẩm đồng thời cải thiện quy trình sản xuất để giảm lượng khí thải phát ra môi trường.
Về mặt sản phẩm, thay vì chỉ đầu tư vào các sản phẩm thuốc lá điếu, các tập đoàn đã dần chuyển đổi mô hình sản xuất sang đầu tư cho các sản phẩm không khói như thuốc lá làm nóng giúp giảm hàm lượng các chất độc hại lên cơ thể từ 90-95% (đối với các sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học).