Không phải ‘Big 4’, 2 ngân hàng tư nhân nào sẽ được nới room ngoại lên 49% theo EVFTA?

Sau khi Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa EU - Việt Nam được kí kết, việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng tỉ lệ sở hữu tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tới 49% vốn điều lệ, thay vì mức 30% theo quy định hiện nay, sẽ tăng sức hấp dẫn cho ngành Ngân hàng.
EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EUEVFTA sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh đa dạng hóa thị trườngINTA của EP thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA và EVIPA

Với 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ, EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Sau khi Hiệp định này chính thức được ký kết, cả Việt Nam và EU đều cam kết tạo môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp hai bên trong các lĩnh vực. Việt Nam cũng là bạn hàng lớn thứ 2 của EU tại Asean, sau Singapore với tổng quan hệ thương mại hàng hóa ở mức 49,3 tỉ euro và thương mại dịch vụ ở mức trên 3 tỉ euro.

khong phai big 4 2 ngan hang tu nhan nao se duoc noi room ngoai len 49 theo evfta
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và đại diện EU ký Hiệp định Thương mại tự do.

Việc ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do EVFTA vừa qua đã mở ra nhiều kỳ vọng với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành ngân hàng. Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU tham gia vào 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam với tỉ lệ sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ. Cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang sở hữu chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

Thông tin được thị trường quan tâm là sau kí kết EVFTAm 2 ngân hàng tại châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần ở ngân hàng Việt lên tối đa 49% vốn điều lệ mà không phải chờ quyết định nới room chung. Theo quy định hiện hành, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam, và tổng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ.

Việc lựa chọn 2 ngân hàng phù hợp sẽ được phía EU, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét cân nhắc dựa trên các tiêu chí như: sạch nợ xấu, hoạt động tín dụng cốt lõi, đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục mua bán, sáp nhập cũng như các điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trên cơ sở đối xử quốc gia, theo quy định của pháp luật của Việt Nam.

Được biết, nhóm 10 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có kết quả kinh doanh khả quan, tình hình tài chính lành mạnh và được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nắm giữ cổ phần có thể kể đến như: Techcombank, VPBank, ACB, TPBank, SHB, HDBank, Sacombank, VIB, MSB và SCB. Ngân hàng nào trong số này có thể được nới room ngoại lên 49% để rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ EU.

Dự kiến đến tháng 5 tới, Hiệp định chính thức có hiệu lực khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và phê duyệt từ ủy ban EU, 2 cái tên ngân hàng thương mại cổ phần được nới room ngoại lên 49% vốn sẽ lộ diện.

Theo Nhật My/ Tin Nhanh Online

Xem thêm

Liên kết