Lão nông bơi xuồng vớt rác thải nhựa mùa lũ

Nhìn thấy tuyến kênh Trung Tâm chảy qua địa bàn nơi khu dân cư mình sinh sống tập trung nhiều rác thải nhựa, lão nông Nguyễn Văn Tài bơi xuồng cặp các tuyến kênh để vớt rác thải nhựa.
Đề xuất nhiều giải pháp hạn chế rác thải nhựa ra môi trườngXây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa đại dươngPhụ nữ Khmer nói không với rác thải nhựa dùng một lần

Mùa nước nổi về cùng với dòng chảy mạnh đã cuốn theo lượng rác thải lớn đổ về các con kênh, rạch trên địa bàn huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại nhếch nhác, gây ô nhiễm các dòng kênh. Mấy ngày nay, các tuyến kênh đã giảm hẳn lượng rác thải nhựa đó là nhờ sự cần mẫn của một lão nông vùng biên.

Khi nhìn thấy tuyến kênh Trung Tâm chảy qua địa bàn nơi khu dân cư mình sinh sống tập trung nhiều rác thải nhựa, lão nông Nguyễn Văn Tài ngụ cụm dân cư Nam Hang, xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tự nguyện bơi xuồng cặp các tuyến kênh để vớt rác thải nhựa làm sạch, thông thoáng dòng kênh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo ông Tài chia sẻ, mỗi ngày ông thức dậy từ sáng sớm bơi xuồng đến những đoạn kênh có nhiều rác thải nhựa để vớt những vỏ chai nước ngọt, ly nhựa sử dụng một lần, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật và nhiều rác thải nhựa khác trên dòng kênh. Mặc dù tuổi đã cao, song nhiều ngày nay, ngày nào, ông Nguyễn Văn Tài vẫn miệt mài với công việc vớt rác thải nhựa trên tuyến kênh gần nhà, góp phần làm sạch môi trường nước trong mùa lũ.

Được biết, gia đình ông còn nhiều khó khăn, ông làm công việc này hoàn toàn tự nguyện. Ban đầu, nhiều người trong gia đình đều ngăn cản việc ông đi vớt rác thải nhựa vì lo sức khỏe ông không đảm bảo. Thế nhưng với suy nghĩ làm sạch môi trường sống, làm được việc gì có ích cho cộng đồng nên ông Tài vẫn duy trì công việc này.

Lão nông Nguyễn Văn Tài cho biết, mỗi lần đi vớt rác thải nhựa ông vớt được khoảng hơn 100 vỏ chai, ly nhựa các loại cùng nhiều rác thải nhựa khác. Sau khi vớt lên xuồng, số rác thải nhựa này được ông đem đi bán cho các chủ vựa ve chai, kiếm ít tiền mua đồ ăn sáng và nước uống cho lần vớt rác thải nhựa tiếp theo.

Theo (MTĐT)

Xem thêm

Liên kết