Theo Hiệp hội chất thải rắn quốc tế, tiêu thụ nhựa dùng một lần đã tăng lên trong đại dịch COVID-19. Khẩu trang và găng tay cao su đang có mặt ở khắp các bãi biển xa xôi của Châu Á. Các bãi chôn lấp trên toàn thế giới được chất đống với số lượng kỷ lục các hộp đựng thức ăn mang đi và bao bì giao hàng online.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học và chuyên gia trong ngành của tổ chức The Pew Charitable Trusts and SYSTEMIQ đưa ra các giải pháp có thể cắt giảm hơn 80% rác thải nhửa chảy vào đại dương.
Nhựa và các mảnh vụn khác trên bờ biển Cap Haitian ở Cap Haitian, Haiti vào ngày 9/10/2018. (Ảnh: Reuters) |
Lộ trình để ngăn chặn cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đại dương trong nghiên cứu này được đưa ra chi tiết nhất trong số các nghiên cứu cho đến nay.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học, nếu không có hành động nào, lượng rác thải nhựa chảy ra biển hàng năm sẽ tăng từ 11 triệu tấn lên 29 triệu tấn, khiến tổng lượng rác thải nhựa đại dương theo dự báo sẽ tăng đến 600 triệu tấn vào năm 2040, trọng lượng tương đương 3 triệu con cá voi xanh.
“Ô nhiễm nhựa là vấn đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Đó không phải là một vấn đề của riêng ai, là vấn đề của tất cả mọi người, mọi quốc gia”, Winnie Lau, quản lý cấp cao của Pew và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
“Ô nhiễm nhựa sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì”, Winnie Lau nhấn mạnh.
Chiến lược được đưa ra trong báo cáo bao gồm chuyển hướng hàng trăm tỉ đô la đầu tư sản xuất nhựa sang vật liệu thay thế, cơ sở tái chế và mở rộng thu gom chất thải ở các nước đang phát triển.
Điều này đòi hỏi phải quay đầu bởi ngành công nghiệp năng lượng - nơi đang nhanh chóng xây dựng các nhà máy hóa chất mới trên khắp thế giới – sẽ tăng sản lượng nhựa vì hoạt động kinh doanh nhiên liệu truyền thống bị suy yếu do sự gia tăng các nguồn năng lượng sạch hơn.