Mối nguy hại của amiăng đến sức khỏe người dân

Hội thảo "Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của amiăng đến sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và vận động để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng tại Việt Nam".
[VIDEO] Rò rỉ chất thải mỏ kim cương khiến hàng ngàn người đổ bệnhHà Nam: Làm rõ vụ chôn lấp hơn 500 tấn chất thải công nghiệpTăng cường giám sát, quản lý chất thải rắn trên toàn quốc

Sáng 23/11, tại Hà Nội, Hội Y học lao động Việt Nam (VAOH), Tổ chức APHEDA Việt Nam; Hội Khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động Việt Nam (VOSHA); Hội hỗ trợ Phát triển Kinh tế miền núi Việt Nam (VAMEDA); Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (NIOEH); Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng ( IRECO), Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc thiểu số, Miền núi (HRC) phối hợp tổ chức hội thảo "Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của amiăng đến sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và vận động để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng tại Việt Nam".

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, phát biểu tham luận, thảo luận của các nhà khoa học, chuyên gia đã nêu rõ sự độc hại của amiăng trắng và các bệnh liên quan đến amiăng, đặc biệt là bệnh ung thư, các giải pháp phòng chống tác hại của amiăng. Các đại biểu cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của tuyên truyền, nâng cao nhận thức về độc hại của amiăng; áp dụng giải pháp thay thế vật liệu có amiăng; tính pháp lý của quyết định cấm sử dụng amiăng, tiến tới ngừng sử dụng amiăng trắng ở Việt Nam trong tương lai gần. Trên thế giới, nhiều nước đã cấm sử dụng amiăng

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Chủ tịch Hội Y học lao động Việt Nam cho biết, amiăng được sử dụng rất rộng rãi để sản xuất các vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt dùng trong xây dựng, đóng tàu biển, tàu ngầm... 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 6 trong top 10 nước sử dụng amiăng; amiăng vẫn len lỏi, tồn tại khá phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta.

Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, có những khuyến cáo nói rằng, hít phải các sợi amiăng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và gây tử vong, bao gồm ung thư phổi, u trung biểu mô, bụi phổi amiăng. Cũng có tài liệu ước tính, hiện amiăng gây ra 255.000 ca tử vong mỗi năm.

Bởi vậy, hoạt động thương mại và sử dụng amiăng đã bị hạn chế rất nhiều, bị loại bỏ hoặc bị cấm hoàn toàn ở một số quốc gia, bao gồm Liên minh Châu Âu, Úc, Nhật Bản... Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển vẫn sử dụng amiăng làm vật liệu xây dựng.

Việt Nam chúng ta cũng đang đối mặt với nhiều loại vật liệu xây dựng chứa hợp chất độc hại này. Trong đó tấm lợp Fibro- xi măng đang có một khối lượng lớn hiện có trong mọi vùng miền đất nước, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện Quyết định 1469/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tại Khoản 4, Điều 1 Thủ tướng đã chỉ đạo: Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới chấm dứt việc sử dụng sợi amiăng trắng trong sản xuất vật liệu lợp.

“Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tôi mong muốn hội thảo cung cấp những thông tin khoa học, chuẩn mực, sâu sắc về vấn đề amiăng trắng. Những nội dung tham luận và kết luận tại hội thảo phải là những thông tin đa chiều, khách quan, chuẩn mực, có tính phản biện cao”, ông Hải nói.

tm-img-alt
PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Chủ tịch Hội Y học lao động Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS. Lê Văn Trình, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam phát biểu tại hội thảo, do tác hại của amiăng trắng đối với sức khỏe con người, các quốc gia cấm sử dụng amiăng trắng đang ngày càng tăng lên. Chúng ta cần tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao hiểu biết về amiăng và các bệnh do amiăng gây ra, giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, tự bảo vệ mình.

"Dù hiện nay tình hình nhập khẩu amiang, sản xuất và sử dụng tấm lợp AC trong 5 năm gần đây ở Việt Nam đã giảm rất nhiều. Nếu như năm 2015, số lượng tấp lợp AC được sản xuất là 77.563.000 m2, thì năm 2019 còn 28.000.000 m2. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế để nhập nguyên liệu sản xuất tấm lợp không amiăng; giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng." GS.TS Lê Văn Trình nhấn mạnh.

tm-img-alt
GS.TS. Lê Văn Trình, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho thấy, hiện nay, tại nước ta có khoảng 40 cơ sở sản xuất tấm lợp có amiăng. Tại cộng đồng, người dân sử dụng tấm lợp amiăng để lợp mái nhà, bếp, chuồng trại chăn nuôi. Người sử dụng tấm lợp Fibro xi măng có nguy cơ nhiễm amiăng từ hoạt động khoan, cắt, lắp đặt, tháo dỡ tấm lợp Fibro xi măng, từ nguồn phế thải từ tấm lợp Fibro xi măng. Các chất thải có chứa amiăng có khả năng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư do sợi amiăng xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. Thí dụ, khi sợi amiăng được hít vào cơ thể qua đường hô hấp, sợi amiăng sẽ xâm nhập vào phổi, gây tổn thương tế bào biểu mô, dẫn tới các bệnh về phổi như ung thư phổi, ung thư biểu mô. Thời gian ủ bệnh từ 10-40 năm.

tm-img-alt
PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Theo Cục Quản lý môi trường y tế, trên toàn cầu, mỗi năm amiang gây ra cái chết do ung thư phổi của 41.000 người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính là 59.000 người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính ngày càng gia tăng ở các nước phát triển đã sử dụng nhiều amiang trong quá khứ.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư trung biểu mô yêu cầu kỹ thuật cao về thiết bị và đội ngũ bác sĩ giỏi, hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng một phần. Số liệu liên quan đến tiếp xúc amiang tại các cơ sở sản xuất và trong khu dân cư gần nơi sản xuất tấm lợp, má phanh và các vật liệu bảo ôn, cách âm, cách nhiệt và các khu vực người dân sử dụng nhiều tấm lợp, cũng như thải bỏ, tiêu hủy hiện cũng chưa thống kê được.

Cũng rất khó để kiểm soát mức độ an toàn đối với sức khỏe con người tại các cơ sở sản xuất và sử dụng amiang tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy: Amiang có khả năng gây bệnh rất cao dù với mức độ tiếp xúc thấp và không thể sử dụng amiang một cách an toàn. WHO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đều khuyến nghị các nước loại bỏ sử dụng tất cả các loại amiang để phòng chống các bệnh liên quan đến amiang.

Từ năm 2006, ILO đã có khuyến nghị nêu rõ tất cả các loại amiang đều được phân loại là chất gây ung thư ở người và đề nghị không sử dụng Công ước Amiang số 162 năm 1986 để làm lý do tiếp tục sử dụng amiang.

Phát biểu tại hội thảo, bà Lưu Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế cho biết: Bộ Y tế cũng đã có quan điểm rất rõ về tác hại của amiang đối với sức khỏe của cộng đồng và đã đề xuất với Chính phủ có lộ trình dừng sử dụng các sản phẩm có amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp tới năm 2023.

tm-img-alt
Bà Lưu Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế.

Nói về thực trạng sử dụng tấm lợp có chứa Amiang trắng ở vùng dân tộc thiểu số, TS. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc HRC (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) cho biết:

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) có 5.266 xã, trong đó có 1.957 xã khu vực III và 20.139 thôn, bản ngoài xã khu vực III thuộc diện đặc biệt khó khăn; tập trung ở 52 tỉnh, thành phố, đông nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên,

Vùng DTTS đã và đang là “lõi nghèo của cả nước”: thu nhập bình quân đầu người của DTTS chỉ bằng khoảng 30% so với bình quân chung cả nước. Dân số DTTS chiếm 14,6% dân số cả nước nhưng tỉ lệ hộ nghèo chiếm 63% hộ nghèo của cả nước. Một số nhóm DTTS có tỉ lệ hộ nghèo đang ở mức rất cao lên đến 70 - 80% như: Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mông và Xơ Đăng....

Chính vì đặc điểm trên mà với lợi thế giá rẻ, tấm lợp có chứa Amiang chảy dồn về vùng DTTS, theo khảo sát trực tiếp của Trung tâm HRC phối hợp Tổ chức Actionaid, Anpheda, tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng năm 2019, thì có 35% số hộ gia đình vẫn lợp nhà ở, 60% số hộ vẫn dùng tấm lợp này vào các công trình phụ của gia đình. Tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, khoảng 20% dùng lợp nhà, 35% lợp công trình phụ, tại tỉnh Lạng Sơn, các huyện vùng biên giới sử dụng lợp nhà 25%, 40% lợp các công trình phụ.

"Người dân vẫn dùng nước mưa chảy từ mái nhà tấm lợp Amiang để ăn uống, các tấm lợp vỡ vụn vẫn được dùng làm nền nhà, nền sân, rải đường đi, ngổn ngang cả đầu nguồn nước.", TS.Hoàng Xuân Lương quan ngại.

tm-img-alt
TS. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc HRC, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ.

Từ cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lao động Quốc tế, tổ chức chống ung thư, từ kết quả khảo sát của Bộ Y tế về các bệnh ung thư, nhất là ung thư Trung biểu mô, TS.Hoàng Xuân Lương đưa ra kiến nghị:

Thứ nhất: Phải đặt lợi ích sức khỏe của nhân dân lên trên hết, có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp đang sản xuất tấm lợp có chứa Amiang chuyển đổi sản phẩm thay thế. Trợ giá cho những loại tấm lợp không sử dụng Amiang.

Thứ hai: Có kế hoạch thu gom, xử lý sản phẩm có chứa Amiang, không để ảnh hưởng môi trường.

Thứ ba: Không cho phép các chương trình chính sách dân tộc, các chương trình nhân đạo hỗ trợ tấm lợp này cho đồng bào.

Thứ tư: Yêu cầu các Doanh ngiệp trong thời gian chưa chuyển đổi sản phẩm thì phải dán nhãn cảnh báo nguy cơ độc hại của tấm lợp có chứa Amiang, như dán nhãn thuốc lá.

Thứ năm: Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 659/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp đã đưa các cơ sở sản xuất có sử dụng Amiang là môi trường Lao động độc hại, gọi là bệnh Amiang nghề nghiệp; phải cập nhật hồ sơ quốc gia đối với các bệnh liên quan đến Amiang tại các trung tâm ghi nhận ung thư trên toàn quốc.

- Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 Quy định: Sử dụng nhóm Sepentine để sản xuất tấm lợp phải có xuất xứ rõ ràng; phải sản xuất trong các điều kiện, yêu cầu nghiêm ngặt, nồng độ sợi Amiang không vượt quá giới hạn cho phép; có các phương án xử lý phế phẩm, bụi, nước thải, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và môi trường.

- Khuyến khích sử dụng các loại sợi thay thế sợi Amiang trong sản xuất tấm lợp; Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất và sử dụng tấm lợp có sợi Amiang.

- Chính phủ nên xây dựng chính sách thay thế dần tấm lợp này ở vùng DTTS.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng: Nhiều Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp đã thấy rằng cần có những trao đổi, thảo luận để có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến góp ý, tư vấn để Chính phủ có sự xem xét quyết định đúng đắn chính sách của nước ta đối với vấn đề dừng hay không dừng sử dụng Amiăng trắng.

tm-img-alt
PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng.
tm-img-alt
TS. Bế Trường Thành, Chủ tịch Hội hỗ trợ Phát triển Kinh tế miền núi Việt Nam (VAMEDA), Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Dân tộc Chính phủ đề nghị các cấp bộ, ngành, đoàn thể và các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nâng cao nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số hiểu về nguy cơ cũng như tác hại của Amiăng.

Từ năm 2013 đến nay đã có hàng chục cuộc hội thảo do một số Bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp được phối hợp tổ chức về việc này. Đồng thời đã có nhiều công văn, kiến nghị cũng như một số kết luận và khuyến nghị của Hội thảo được gửi đến Chính phủ và một số Bộ, Ngành. Cụ thể:

1) Công văn số 903/BC-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế báo cáo tác hại của Amiăng đối với sức khỏe con người gửi Thủ tướng Chính phủ.

2) Công văn số 574/ LHHVN-TVPB ngày 11 tháng 7 năm 2014 và công văn 731/LHHVNTCCB ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết luận và khuyến nghị của các Hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức vào các thời gian tương ứng về vấn đề dừng sử dụng và loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng.

3) Bán kết luận và khuyến nghị của Hội thảo “Chung tay xây dựng lộ trình cấm sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam” do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tổ chức ngày 27/11/2014 gửi Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

4) Bán kết luận và khuyến nghị của Hội thảo “Tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng” do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tổ chức ngày 22/4/2015 gửi Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

5) Bản báo cáo của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp về “Hoạt động tu vấn, phản biện của một số tổ chức xã hội trực thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đối với vấn đề cấm sử dụng Amiăng tại Việt Nam” gửi Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ngày 28/10/2015.

6) Bản báo cáo kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2017 của tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp về các vấn đề liên quan đến Amiăng trắng.

7) Bản báo cáo toàn diện và đầy đủ của các Tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp gửi Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan về vấn đề liên quan đến việc dùng sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam, ngày 5/9/2017 [3].

tm-img-alt
Bà Hoàng Thị Lệ Hằng, Trưởng đại diện Tổ chức APHEDA tại Việt Nam phát biểu.

Ngoài các văn bản trong nước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã có thư ngày 5 tháng 8 năm 2014 gửi Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ liên quan về vấn đề “Các bệnh liên quan đến Amiăng và mối quan ngại về việc Amiăng tiếp tục được sử dụng trong vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác tại Việt Nam”.

Các ý kiến thảo luận tại hội thảo nhấn mạnh khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới: “Cách tốt nhất để phòng chống các bệnh do amiăng gây ra, trong đó có ung thư trung biểu mô là không sử dụng tất cả các sản phẩm có chứa amiăng”.

PV

Xem thêm

Liên kết