Mùa đông năm 2020 sẽ lạnh hơn trung bình nhiều năm

Đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm, nền nhiệt trung bình mùa Đông năm nay có xu hướng thấp hơn so với năm trước, song rất khó khẳng định có rét kỷ lục hay không, bởi “những giá trị kỷ lục không thể dự báo trong thời đoạn quá xa”.
Lũ lớn và đặc biệt lớn tập trung tại Trung Bộ vào các tháng cuối 2020Nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng cao hơn mức dự báoMùa bão khốc liệt ‘đe doạ’ nước Mỹ trong năm 2020

Ngày hôm nay, thời tiết ở khu vực Hà Nội khá mát mẻ. Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên mực 1.500 mét vẫn còn duy trì nên đêm hôm qua và sáng sớm nay (24/9), ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Không khí lạnh tràn về đã giúp chất lượng không khí tại Thủ đô Hà Nội được cải thiện rõ rệt. Theo đó, 100% các trạm quan trắc đều có chỉ số AQI ở mức tốt trong sáng nay.

Thời tiết tại khu vực Thung lũng Sủng Là (Hà Giang) xuống đến -1 độ C khiến cho băng tuyết phủ trắng vào ngày 7/12/2019.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, tại miền Bắc, mùa Đông năm nay đến sớm và lạnh hơn mùa đông năm 2019.

Trao đổi với TTXVN, ông Nguyễn Đức Hoà - Phó phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dưới tác động của La Nina, thời tiết ở các khu vực nước ta dịp cuối năm sẽ có những diễn biến khá phức tạp.

Theo đó, ENSO đang chuyển dần sang trạng thái La Nina với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4, thấp hơn so với trung bình 1,0 độ C trong tuần giữa tháng 9; giảm 0,3 độ C so với tuần đầu tháng 9.

Dự báo nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO3.4) tiếp tục lạnh hơn và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 với xác suất xảy ra khoảng 65-75%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phân bố không đồng đều trong các tháng, cụ thể: Trong các tháng 10/2020 và từ tháng 01 và tháng 3/2021 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Riêng tháng 11 và tháng 12/2020 nhiệt độ toàn quốc phổ biến thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ 0,5-1,00C.

Không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm, nền nhiệt trung bình mùa Đông năm 2020-2021 có xu hướng thấp hơn so với mùa Đông năm 2019-2020.

Băng tuyết phủ trên đỉnh Fansipan sáng ngày 5/12/2019.

Ông Nguyễn Đức Hòa lý giải: "Nhận định những thời tiết nguy hiểm và những giá trị kỷ lục không thể dự báo trong thời đoạn quá xa được vì mức độ dự báo hạn dài sai số rất lớn, xét về dự báo xu thế cũng chỉ đạt mức độ chính xác khoảng 65-70% đối với dự báo tháng, và khoảng 60-65% đối với dự báo mùa đến 6 tháng. Dự báo mùa thường mang tính định hướng chung cho cả mùa, còn cụ thể hơn có thể và chi tiết hơn là dự báo trước 10 ngày. Do vậy những hiện tượng thời tiết bất thường như rét đậm - rét hại, nhiệt độ thấp nhất chỉ dự báo trước được trong khoảng 10 ngày, còn dự báo, cảnh báo tuyết cũng chỉ có thể cảnh báo trước được khoảng 1-3 ngày".

Trước đó, trong ngày 15/9, nhiệt độ tại khu vực thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã giảm sâu dưới ngưỡng rét hại. Cụ thể, tại Trạm Khí tượng Bắc Hà đo được nhiệt độ giảm tới 20,8 độ C; nhiệt độ tại Sa Pa giảm sâu bất thường còn 12,2 độ C. Với mức giảm trên, nhiều ý kiến cho rằng đây là hiện tượng bất thường của thời tiết.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên VietnamPlus, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khẳng định, thực tế trên không quá bất thường song cũng có thể cho thấy tiết trời đang có xu hướng dịch chuyển dần sang mùa Đông.

Hồi tháng 12/2019, do nhiệt độ giảm sâu xuống -1 độ C đã khiến cho băng tuyết rơi tại một số khu vực thuộc miền núi phía Bắc như Thung lũng Sủng Là, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), Sa Pa (Lào Cai).

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết