Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ đã chính thức thông báo tới Liên Hợp Quốc (LHQ) việc rút khỏi Hiệp định Paris, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới này trở thành nước duy nhất đứng ngoài thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tây Ban Nha đã sẵn sàng tổ chức Hội nghị về biến đổi khí hậu COP 2585% thành phố cảm nhận được biến đổi khí hậu, nhưng gần một nửa không đối phóHoạt chất mới bảo vệ cây trồng khỏi hạn hán, bất chấp biến đổi khí hậu
my chinh thuc rut khoi hiep dinh paris ve bien doi khi hau
Người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng phản đối chính sách về chống biến đổi khí hậu của chính quyền Tổng thống Trump - Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/11 đã đệ trình thông báo về mục đích rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu lên Tổng Thư ký LHQ. Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định Paris vì gánh nặng kinh tế không công bằng đối với người lao động, doanh nghiệp và người nộp thuế ở Mỹ do các cam kết mà Mỹ đưa ra”.

Trước đó, ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Phát biểu tại một hội nghị năng lượng tại Pittsburgh, Tổng thống Trump cho rằng: "Hiệp định Paris sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ phải đóng cửa do những quy định hạn chế quá mức, trong khi lại cho phép các nhà sản xuất nước ngoài gây ô nhiễm”. Ông cũng nhấn mạnh rằng thực hiện chính sách “Nước Mỹ trước tiên” chính là không gây tổn hại cho người dân Mỹ và không giúp những quốc gia gây ô nhiễm làm giàu.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại hội nghị lần thứ 21 của LHQ về chủ đề này tại Paris (Pháp) hồi năm 2015. Thỏa thuận đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050 hoặc muộn hơn. Tổng cộng, có 187 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký vào thỏa thuận này.

Phản ứng trước động thái này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người dành nhiều nỗ lực vận động Tổng thống Trump cam kết với thỏa thuận đã chỉ trích quyết định của phía Mỹ.

“Chúng tôi rất tiếc về điều này và nó làm cho sự hợp tác Pháp - Trung Quốc về khí hậu và đa dạng sinh học trở nên cần thiết hơn”, ông Macron nói khi đang trong chuyến thăm Trung Quốc. Ngày 6/11, Tổng thống Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký một cam kết, trong đó có điều khoản “không đảo ngược thỏa thuận Paris”.

Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã cam kết sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông cho rằng Hiệp định sẽ khiến nước Mỹ tổn hại hàng nghìn tỉ USD, người lao động mất việc làm và cản trở các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt, than đá và cả lĩnh vực sản xuất cơ khí. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã lập tức thực hiện lời hứa tranh cử. Vào ngày 1/6/2017, ông đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ, song sẽ bắt đầu đàm phán lại nhằm mang đến một thỏa thuận công bằng hơn cho nước Mỹ, cho doanh nghiệp, người lao động và người dân Mỹ nói chung.

Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã cam kết đến năm 2025 sẽ cắt giảm từ 26-28% lượng phát thải khí nhà kính so với mức khí thải của năm 2005. Theo các điều khoản của Hiệp định, tiến trình rút khỏi thỏa thuận toàn cầu này sẽ kéo dài một năm. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không còn là thành viên của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày 4/11/2020 - một ngày sau ngày bầu cử tổng thống vào năm sau.

Theo TN&MT