Năm 2019 FPT đặt mục tiêu lợi nhuận 4.460 tỷ, cổ tức 20%

Theo tờ trình Đại hội cổ đông 2019, FPT đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 16%, đạt 4.460 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến chia ở mức 20% bằng tiền mặt và cổ phiếu.
nam 2019 fpt dat muc tieu loi nhuan 4460 ty co tuc 20

Ngày 29/3/2019, CTCP FPT (mã: FPT) sẽ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Theo đó, Hội đồng quản trị FPT sẽ trình kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mục tiêu đạt doanh thu hợp nhất 26.660 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 16% so với năm 2018, đạt khoảng 4.460 tỷ đồng.

nam 2019 fpt dat muc tieu loi nhuan 4460 ty co tuc 20
Kế hoạch kinh doanh của FPT trong năm 2019 (Nguồn: FPT)

Để đạt mục tiêu kinh doanh năm 2019, FPT dự kiến khối Công nghệ vẫn đóng góp doanh thu chủ yếu với 15.450 tỷ đồng, tiếp đó Khối viễn thông đóng góp 9.980 tỷ đòng, khối giáo dịch và đầu tư là 1.670 tỷ đồng… Theo đó, lợi nhuận khối công nghệ sẽ tăng 27,2% đạt khoảng 1.933 tỷ đồng, Viễn thông đạt 1.660 tỷ đồng… Hoạt động phân phối bán lẻ có thể đem về 425 tỷ đồng lợi nhuận.

Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận này cũng sẽ phản ánh hiệu quả của kế hoạch đầu tư cho các mảng kinh doanh chính của FPT. Trong đó, tổng mức đầu tư của tập đoàn năm 2019 dự kiến là 4.669 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư cho khối viễn thông với 3.004 tỷ đồng, khối công nghệ là 1.029 tỷ đồng và đầu tư cho Khối Giáo dục & Đầu tư là 636 tỷ đồng.

Năm 2019 FPT tiếp tục tập trung vào mảng Xuất khẩu phần mềm với mục tiêu bán dịch vụ cho các khách hàng lớn, bán chéo giữa các thị trường và bán giải pháp công nghệ của tập đoàn; nâng cao năng lực chuyên sâu trong một số lĩnh vực trọng điểm; tìm kiếm cơ hội M&A tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…

Mảng giải pháp phần mềm, lĩnh vực dịch vụ CNTT và Tích hợp hệ thống chú trọng việc phát triển các phần mềm và giải pháp cho thị trường đại chúng, đặc biệt là tập khách hàng doanh nghiệp.

Về định hướng phát triển khối Viễn thông, FPT sẽ tiếp tục nâng cấp hạ tầng quang tại các địa bàn còn lại và mở rộng vùng phủ để phát triển thuê bao mới. Đẩy mạnh phát triển và mở rộng quy mô mảng Truyền hình trả tiền, đa dạng hóa nội dung và dịch vụ mới trên nền tảng hạ tầng vững mạnh, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng. Khối cũng sẽ triển khai đầu tư vào các dịch vụ mới như Trung tâm dữ liệu (Data Center), dịch vụ đám mây.

Về lĩnh vực giáo dục, FPT tiếp tục thực hiện chiến lược trở thành hệ thống giáo dục đa trình độ, đa ngành, đa phân khúc, đa phương thức và đa vị trí; tập trụng phát triển theo mô hình Mega Education tại Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tại đại hội năm nay, HĐQT trình phương án cổ tức 10% bằng tiền mặt (1.000 đồng/CP) và thêm 10% cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để tiếp tục tăng vốn điều lệ. Trước đó, FPT đã thực hiện chi trả 10% vào năm 2018, phần còn lại sẽ được chi trả sau khi ĐHCĐ phê duyệt và dự kiến trong Quý 2/2019.

Hiện giá cổ phiếu FPT trên sàn HoSE đã lình xình khá lâu quanh mốc 44.500 đồng/CP. Với 613,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tổng số tiền chi cổ tức dự kiến là khoảng 613,6 tỷ đồng và khoảng 61,36 triệu cổ phiếu phát hành thêm để chia cổ tức. Phương án cổ tức kết hợp tiền và cổ phiếu sẽ có lợi hơn cho cổ đông, nhất là khi thị giá FPT hiện cao gấp 4,4 lần mệnh giá cổ phiếu sẽ phát hành.

Mới đây, HĐQT FPT đã quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Khoa (sinh năm 1977) vào vị trí Tổng giám đốc thay cho ông Bùi Quang Ngọc hết nhiệm kỳ. Đây là một trong những lãnh đạo trẻ đang đảm nhận vị trí chủ chốt của FPT.

Kim Anh

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết