Nguồn gốc ý nghĩa tháng cô hồn và 20 điều kiêng kỵ tránh vận đen đeo bám

Vào tháng cô hồn, người ta thường kiêng kỵ tránh làm một số điều để cầu cho cả tháng suôn sẻ, an lành tránh được vận hạn đen đủi.
Tháng cô hồn nên kiêng ăn gì?Những điều nên làm trong tháng cô hồnTháng cô hồn có kiêng cắt tóc?

Nguồn gốc, ý nghĩa tháng cô hồn

Tháng cô hồn ở Việt Nam là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có nhiều truyền thuyết hay sự tích được dân gian truyền miệng về nguồn gốc ý nghĩa của tháng cô hồn. Người Việt cho rằng con người bao gồm 2 phần đó là linh hồn và thể xác. Khi một người mất đi thì phần xác trở thành cát bụi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nếu được Diêm Vương phán xử là người tốt nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.

Hàng năm, cứ vào tháng 7 âm lịch thì những con quỷ này lại trở về dương gian để tìm kiếm thức ăn với mong muốn được đầu thai chuyển kiếp.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì tháng cô hồn còn có ý nghĩa rất nhân văn. Theo đó thì trong tháng 7 cô hồn những linh hồn không có người thờ cúng sẽ lang thang trên dương thế, không có nơi để về. Để cầu siêu và mong những linh hồn này không phá phách thì ngày rằm tháng 7 người Việt ta sẽ làm lễ xá tội vong nhân để cầu siêu, cung cấp đồ ăn thức uống cho những linh hồn đói khát.

Tháng cô hồn ngoài ý nghĩa trên còn là dịp để con cháu làm lễ cúng cô hồn thể hiện lòng kính trọng vị tha của người sống với người đã khuất, bày tỏ lòng thành kình với tổ tiên, ông bà. Lễ này còn hay được biết đến với tên gọi Vu Lan báo hiếu.

nguon goc y nghia thang co hon va 20 dieu kieng ky tranh van den deo bam
Các gia đình nên coi cúng cô hồn là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã - Ảnh minh họa

Các gia đình nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy.

Tháng cô hồn kiêng làm gì?

30 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn chỉ là thói quen và tâm lý “có kiêng có lành” của người Việt.

1. Không treo chuông gió ở đầu giường.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

3. Không được nhổ lông chân vào ngày này vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã.

5. Không ăn vụng đồ cúng vì đó là đồ dành cho người cõi âm, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

6. Không phơi quần áo vào ban đêm.

7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

8. Không nên bơi lội vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.

9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”.

10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược.

12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường.

14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình.

15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường.

16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

17. Không chụp ảnh vào ban đêm.

18. Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái.

19.Không nên nhập trạch, vào nhà mới, di chuyển văn phòng, đến chỗ ở hay làm việc mới.

20. Không nên khai trương, mở cửa hàng, khởi sự công việc mới, hạn chế kí kết hợp đồng lớn do công việc sẽ không thông thuận, dễ bị tranh chấp về mặt pháp lý.

*Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Bảo Khanh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết