Nguồn lợi từ biển bị đe dọa nghiêm trọng vì ô nhiễm

Biển và đại dương có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực. Biển APAC chiếm 2/3 sản lượng khai thác thuỷ sản thế giới và chiếm tới 80% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.
Biển - ‘Cánh đồng cuối cùng’ của hành tinhMôi trường biển Việt Nam - Bài 1: Ô nhiễm và suy thoái gia tăngPhê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế biển tỉnh Thái Bình

Tuy nhiên, biển APAC cũng như nhiều vùng biển khác trên thế giới đã đạt đến “điểm bùng phát” (*) trên nhiều phương diện: Đánh bắt quá mức, ô nhiễm biển nghiêm trọng và xói mòn bờ biển. Phát triển kinh tế biển xanh (Blue Economy) là hướng đi bền vững, vừa cung cấp việc làm, thực phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa giữ màu xanh cho hành tinh, chống biến đổi khí hậu.

(*) Tiếng Anh: Tipping point, là điểm mà tại đó có sự thay đổi lớn tạo nên bước nhảy chuyển tiếp giữa chất và lượng. Khi vượt qua điểm này thì sự thay đổi sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Chủ trương của APEC

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có hệ sinh thái biển đa dạng và năng suất cao nhất hành tinh. Biển và đại dương là nguồn sinh kế, việc làm, dinh dưỡng và tăng trưởng kinh tế quan trọng của khu vực. Theo báo cáo của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), biển của khu vực chiếm 2/3 sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản thế giới. Cư dân APAC cũng là nhóm tiêu thụ các sản phẩm từ cá nhiều nhất hành tinh, chiếm đến 70%.

nguon loi tu bien bi de doa nghiem trong vi o nhiem
Kinh tế biển xanh là mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên biển để tăng trưởng kinh tế, cải thiện phúc lợi và công bằng xã hội đồng thời giảm thiểu tác động lên môi trường và hệ sinh thái biển. (Ảnh: South Pacific).

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực dễ bị thiên tai nhất trên thế giới. Với đường bờ biển rộng, vùng lãnh thổ thấp và nhiều quốc đảo nhỏ, vị trí địa lý khiến khu vực này dễ bị nước biển dâng cao và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Sóng nhiệt, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội của cư dân khu vực này, từ dinh dưỡng và sức khoẻ, đến an toàn và thu nhập.

Tính bình quân đầu người, tiêu thụ cá ở APAC cao hơn 65% so với mức trung bình của thế giới. Cá là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho người dân tại nhiều quốc gia thu nhập thấp và thâm hụt lương thực. Ngoài nguồn lợi kinh tế, đại dương còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. Tuy nhiên, các nguồn lợi từ biển APAC đang bị đe dọa bởi ô nhiễm, đánh bắt quá mức, biến đổi khí hậu và quản trị không thích đáng của các nước trong khu vực.

Nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như những thách thức của biển và đại dương của khu vực, APEC chủ trương cải thiện khả năng quản lý nguồn tài nguyên và hệ sinh thái biển của các quốc gia thành viên, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị Bộ trưởng thường niên APEC năm 2015, các quốc gia thành viên đã thống nhất thông qua kế hoạch hành động “An ninh lương thực và kinh tế biển xanh: Chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững từ các nguồn nhanh hồi phục để tăng trưởng bao trùm”. Theo đó, APEC xem nền kinh tế biển xanh là giải pháp để thúc đẩy quản lý, bảo tồn bền vững tài nguyên, hệ sinh thái ven biển và phát triển bền vững.

Tương tự kinh tế xanh, kinh tế biển xanh được hiểu là mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên biển để tăng trưởng kinh tế, cải thiện phúc lợi và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu tác động lên môi trường và hệ sinh thái biển. Như vậy, sự bền vững về môi trường, xã hội và phát triển của các ngành dựa vào biển là ba mục tiêu chính của kinh tế biển xanh.

(Còn nữa)

Bài tiếp: Các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Nỗ lực phát triển kinh tế biển xanh

Kim Minh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết