Nhà đầu tư bỏ phố về vườn

Giá đất không ngừng tăng giá, nhiều khu vực đã có mức tăng giá từ 30 đến 50%, nguyên nhân khiến giá đất một số tỉnh miền Tây tăng mạnh thời gian qua là do giới đầu tư nhận diện được tiềm năng phát triển của vùng đất này.
Đất nền huyện Đông Anh đang bị 'thổi giá'TP.HCM: Phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường các dự ánTP HCM đấu giá đất ở Thủ Thiêm: Có bán rẻ 'đất kim cương'?
nha dau tu bo pho ve vuon
Giao thông phát triển khiến các tỉnh miền Tây như xích lại gần hơn

Tìm bến đỗ mới

Trước việc pháp lý dự án bị siết chặt, quỹ đất sạch vô cùng hạn hẹp, ngân hàng siết tín dụng vay vốn, cung - cầu lệch pha… khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP.HCM tìm nơi “ngụ cư” mới để duy trì phát triển.

Hơn 2 năm qua, các quỹ đất “vàng” vùng tam giác kinh tế mới hình thành được xem là trọng điểm phía Nam giáp ranh TP.HCM là Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu gần như kín chỗ bởi hàng trăm dự án chung cư, đất nền thi nhau mọc, biến nhiều vùng đất ở các tỉnh này thành những đại công trường xây dựng dự án du lịch, sinh thái và nhà phố, thu hút lượng lớn giới đầu cơ, khách hàng khắp các tỉnh thành đổ về. Chính điều này đã đẩy giá đất tăng cao khiến các nhà đầu tư mới “chân ướt chân ráo” đến dò la thị trường không dám rút hầu bao với số tiền quá lớn để đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, tỉnh Long An giáp ranh với khu Tây TP.HCM khoảng 2 năm qua, các chủ đầu tư cũng ồ ạt triển khai dự án, các đại công trình thi nhau mọc bán với giá được xem là vừa túi tiền khiến cho quỹ đất sạch, vị trí đẹp ngày càng khan hiếm. Chính điều này khiến rất nhiều “ông lớn” trong giới địa ốc đổ về các tỉnh lân cận vùng đất Tây Đô - Cần Thơ để triển khai dự án với chi phí đất còn thấp và tiềm năng thì dồi dào.

Nhiều năm qua, miền Tây đưa hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đi vào sử dụng, điều này khiến các tỉnh ở vùng đất chín rồng như xích lại gần hơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong vùng phát triển như: Cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, Cổ Chiên, cao tốc TP.HCM - Trung Lương…

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, miền Tây hoàn thành 46 dự án giao thông với tổng nguồn vốn hơn 76.000 tỉ đồng. Hiện có 19 dự án đường bộ có vốn đầu tư gần 70.000 tỉ đồng đang được triển khai. Hạ tầng giao thông góp phần không nhỏ vào việc phát triển thị trường BĐS nơi đây.

Đất quê “dậy sóng”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Thu nhận định: “Thị trường địa ốc đồng bằng sông Cửu Long được ví như vùng đất của “chín con rồng còn đang ngủ đông” đang đợi các nhà đầu tư đánh thức. Trên thực tế giá trị BĐS miền Tây vẫn chưa thể sánh ngang với một số tỉnh thành khác nhưng vẫn cho thấy sức hấp dẫn rõ rệt.

Từ cuối năm 2018 đến nay, khi nhiều dự án đất nền, nhà phố ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long tung nguồn cung ra thị trường ngày càng nhiều, tín hiệu mừng là người mua hấp thụ rất tốn. Vùng đất Tây Nam bộ giờ đây đã trở thành điểm đến mới trong cuộc đua của các “ông lớn” ngành địa ốc đang tận dụng thời điểm giá tốt, đất “sạch” và dư địa phát triển dồi dào”.

nha dau tu bo pho ve vuon
Chủ đầu tư đổ về khiến giá đất các tỉnh miền Tây "dậy sóng"

Từ 2018 đến nay, Tây Nam bộ đã đón nhận sự góp mặt của hầu hết “ông lớn” ngành địa ốc như: Sun Group, FLC Group, Văn Phú Invest, Nam Long, LDG Group, T&T Group, 577, Nhịp cầu Địa ốc… với loạt dự án ở các phân khúc khác, kéo theo là sự gia tăng ấn tượng của giá đất khắp các tỉnh thành này.

Vừa qua, Tập đoàn BĐS đang làm chủ đầu tư một dự án lớn nhất khu vực quận 9, TP.HCM chính thức đấu giá thành công một khu đất “vàng” ở trung tâm TP. Bạc Liêu, điều này khiến giá đất nơi đây bức tốc nhanh chóng. Điển hình tại khu vực phường 2, dự án khu dân 577, giới đầu cơ mua chỉ trong vài tháng đã bán lại chênh lệch từ khoảng 500 - 1 tỉ đồng/nền.

Hay dự án Khu trung tâm thương mại thuộc khu dân cư phường 2, TP. Bạc Liêu mới đang trong giai đoạn rục rịch mở bán thì người mua đã tìm tới hỏi thông tin. Khó có ai nghĩ rằng, vùng đất này lại có tiềm năng phát triển về BĐS nhanh chóng như vậy.

Theo (Đình Du/TN&MT)