Nhiệt độ toàn cầu có nguy cơ tăng vượt ngưỡng

Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác ngày càng tăng.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng cao hơn mức dự báoNam Cực đang trở thành nơi nóng lên nhanh nhất trên hành tinhLHQ: Cần 300 tỉ USD để làm chậm quá trình nóng lên của Trái ĐấtASEAN 2020: Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ các nước ASEAN cắt giảm khí thải CO2

Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác ngày càng tăng.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), 5 năm vừa qua là giai đoạn ấm kỷ lục của thế giới. Khả năng trong ít nhất một năm, nhiệt độ trung bình thế giới trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850-1900 là 20%.

Trong khi đó, nhiều khả năng mỗi năm trong giai đoạn này, nhiệt độ đều có thể tăng ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, với gần như mọi khu vực trên thế giới đều cảm nhận được tác động. Đáng chú ý, khả năng có ít nhất 1 tháng trong giai đoạn này ghi nhận mức nhiệt tăng thêm 1,5 độ C lên tới 70%.

tm-img-alt
Các nước cần tăng gấp 3 các mục tiêu về cắt giảm lượng khí thải hiện nay và tăng gấp 5 lần các mục tiêu để duy trì nhiệt độ toàn cầu 1,5 độ C. (Ảnh minh họa)

Hầu như mọi khu vực, ngoại trừ các đại dương ở phía Nam, đều sẽ ấm hơn so với giai đoạn từ 1981-2010. WMO dự báo miền Nam châu Phi và Australia, nơi cháy rừng hoành hành vào năm ngoái, sẽ khô hơn bình thường đến năm 2024, trong khi vùng Sahel của châu Phi sẽ ẩm ướt hơn. Châu Âu sẽ phải hứng chịu thêm nhiều trận bão, trong khi khu vực phía Bắc của Bắc Đại Tây Dương được dự báo đối mặt với nhiều cơn cuồng phong.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas đánh giá do lượng CO2 tồn tại rất lâu trong khí quyển, tác động của việc giảm khí thải trong năm nay không đủ để giảm nồng độ CO2 trong không khí, vốn là nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên.

Nhà khí hậu học Michael Mann của Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, nhận định thế giới có thể sẽ không đạt được mục tiêu dài hạn là giữ mức tăng nhiệt độ ở 1,5% độ C trong ít nhất một thập kỷ nữa. Chuyên gia này cho rằng với xu hướng dài hạn như hiện nay, nhiệt độ toàn cầu đang tăng ở mức 1,2 độ C và đang trên đà tăng 1,4 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, con số này sẽ còn biến động trong những năm tới.

Giám đốc Trung tâm Hành động khí hậu tại Đại học Pontifical Catholic, cựu Bộ trưởng Môi trường Chile Marcelo Mena nhận định nhiệt độ tăng lên trong ngắn hạn cũng có thể dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng thêm áp lực cho các quốc gia đang phải vất lộn chống dịch bệnh. Dù mức tăng nhiệt độ qua các năm có thể tăng hoặc giảm so với mục tiêu, song viễn cảnh này cho thấy một số hiện tượng thời tiết mang tính biểu tượng này đang cận kề hơn so với dự báo.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh xu hướng này cho thấy thế giới vẫn tiếp tục ấm lên, đặt ra thách thức lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 nhằm giữ mức tăng nhiệt độ của thế giới dưới 2 độ C.

Báo cáo mới nhất của LHQ cảnh báo rằng thậm chí toàn bộ các nước trên thế giới đạt được mục tiêu đặt ra thì nhiệt độ của Trái Đất sẽ vẫn tăng từ 2,9 - 3,4 độ C.

Do vậy, để duy trì nhiệt độ Trái Đất ở mức 2 độ C, các nước cần tăng gấp 3 các mục tiêu về cắt giảm lượng khí thải hiện nay và tăng gấp 5 lần các mục tiêu để duy trì nhiệt độ toàn cầu 1,5 độ C.

Thế giới đang ở mức nóng nhất trong ít nhất 12.000 năm qua

Các nhà khoa học cho biết, kết quả phân tích nhiệt độ trên bề mặt đại dương cho thấy, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến nhiệt độ của Trái Đất đã đạt mức nóng nhất trong 125.000 năm qua. Các mô hình khí hậu đã chỉ ra sự ấm lên liên tục kể từ khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây 12.000 năm và Kỷ nguyên Holocen (Kỷ nguyên loài người) bắt đầu.

Ước tính nhiệt độ từ vỏ hóa thạch trước đây cho thấy, đỉnh điểm của tình trạng Trái Đất nóng lên diễn ra cách đây 6.000 năm và sau đó nguội đi, cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp khiến lượng khí thải carbon tăng vọt. 

Bà Samantha Bova, nhà khoa học tại Đại học Rutgers - New Brunswick ở Mỹ, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng, nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn cầu đã tăng trong 12.000 năm qua, trái ngược với các kết quả trước đó".

Hoài Thu

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết