Những điều cần biết về lễ hóa vàng mã ngày Tết

Lễ hóa vàng hay còn gọi là Lễ tạ năm mới trong ngày Tết là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt, vì vậy thời điểm và cách hóa vàng cũng được nhiều gia đình quan tâm.
Thế giới sẽ thay đổi ra sao trong năm Canh Tý 2020?Nguồn gốc kỳ bí về tục lì xì ngày TếtBánh chưng - Nét văn hoá độc đáo ngày Tết
Hóa vàng mã ngày Tết cần đúng cách để không phạm phải đại kỵ.

Lễ cúng hóa vàng thực ra là lễ cúng tiễn đưa ông bà sau khi kết thúc Tết Nguyên đán dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là phong tục truyền thống đẹp của người Việt. Lúc này, gia chủ sẽ dâng các lễ vật cho thần linh để các vị thần chứng giám cho tấm lòng thành của người cúng.

Trong dịp Tết cổ truyền trước đây, lễ hóa vàng thường được tổ chức chính vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết. Ngoài ra, nhiều người quan niệm rằng ngày mùng 10 Tết là ngày vía thần Tài, vì thế lễ hóa vàng được làm vào ngày này sẽ mang lại may mắn nhiều hơn.

Lễ vật cúng phải được chuẩn bị đầy đủ với nhang, vàng mã, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu trắng, đèn nến, bánh kẹo cùng với mâm lễ mặn hoặc cỗ chay và hai cây mía. Các vật hóa vàng cũng phải gắn với cuộc sống thường nhật để cảm nhận người ở cõi âm sống gần với dương gian hơn.

Tuy nhiên, do phong tục tập quán của mỗi vùng miền khác biệt mà các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng linh động vào các thời điểm khác nhau, có thể bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết trở ra. Thông thường, các gia đình sẽ phải chuẩn bị đồ cúng từ sáng sớm, để kịp cho lễ cúng diễn ra trong buổi sáng và không nên để quá trưa mới làm lễ.

Vào ngày này, tất cả vàng mã được cúng trong dịp Tết được mang ra để hóa, sau khi hóa vàng thì người đốt nên vẩy mấy giọt rượu cúng xuống để giữ sự linh thiêng cho lễ cúng hóa vàng và cũng là để người ở cõi âm nhận được vàng mã của con cháu.

Sau khi lễ, việc hóa vàng nên được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Các chuyên gia nhắc nhở, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng. Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.

Theo tập tục và tín ngưỡng truyền thống, gia chủ cũng nên hóa hai cây mía bằng cách hơ trên lửa đã hóa để làm đòn gánh vàng cho người ở cõi âm cũng là vũ khí để xua đuổi bọn quỷ dữ.

Có rất nhiều bài văn khấn hóa vàng khác nhau. Dưới đây là bài khấn do Thượng tọa Thích Thanh Duệ thẩm định và chỉnh lý:

Nam mô a di đà phật

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, nội ngoại tiên linh.

Tín chủ chúng con là…

Ngụ tại ...

Hôm nay là ngày mồng..... tháng Giêng năm....

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa, nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ thôn thần, rước tiễn tiên linh, trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật.

Theo MTĐT